Thủ tục, lệ phí chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm

Thủ tục, lệ phí chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm
Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!

Bạn đang có đất trồng lúa nhưng muốn chuyển sang trồng cây lâu năm, bạn không biết điều kiện chuyển đổi như thế nào? Thủ tục chuyển đổi mục đích ra sao? Lệ phí chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn các bạn chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm theo quy định.


1. Đất trồng lúa là gì?

Theo quy định tại Nghị định 35/2015/NĐ-CP thì đất trồng lúa là loại đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm) và đất trồng lúa khác (đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương), đây là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.


2. Đất trồng cây lâu năm là gì?

Theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất trồng cây lâu năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 1 năm, kể cả cây hàng năm lưu gốc để thu hoạch không quá 5 năm. Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.


3. Có được chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm không?

Điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định: Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, khi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm phải làm đơn xin phép Ủy ban nhân dân (UBND) huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.


4. Điều kiện chuyển đổi đất lúa sang đất trồng cây lâu năm

Khi chuyển đổi đất lúa sang đất trồng cây lâu năm bạn cần lưu ý những điều kiện sau:

  • Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không được làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
  • Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của xã, phường, thị trấn, đảm bảo công khai, minh bạch.
  • Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
  • Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 1,2m, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.
Thủ tục, lệ phí chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm
Thủ tục, lệ phí chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm

5. Thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm

5.1. Chuẩn bị hồ sơ

Khi muốn chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

5.2. Nộp hồ sơ

Bạn mang hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất. Cán bộ tại cơ quan sẽ là tiếp nhận và hướng dẫn bạn giải quyết thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

5.3. Tiếp nhận và xử lý

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân điều chỉnh, bổ sung bản đăng ký theo đúng quy định.

Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất, trong thời gian 05 ngày làm việc, UBND xã, phường, thị trấn có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi” và đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi, gửi lại cho người sử dụng đất.

Nếu không đồng ý, UBND xã, phường, thị trấn phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu.

5.4. Trả kết quả

Người sử dụng đất nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất.


6. Thời gian chuyển đổi đất trồng lúa sang cây lâu năm

Thời hạn giải quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày hoặc không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế  –  xã hội khó khăn.

Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý rằng, thời gian được nêu trên được tính kể từ này cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ và không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật; không tính thời gian mà chủ sử dụng đất hoàn thành các nghĩa vụ tài chính hay xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai.


7. Lệ phí chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm

Bạn chuyển từ đất trồng lúa là đất nông nghiệp sang đất trồng cây lâu năm là đất phi nông nghiệp, không phải là đất ở nên thuộc các trường hợp không mất tiền chuyển đổi mục đích sử dụng.

Tuy nhiên các loại phí chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm khác mà bạn vẫn phải chi trả bao gồm phí cấp giấy chứng nhận, phí đăng ký biến động đất đai, trích lục bản đồ, cụ thể như sau:

  • Cấp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) nhà nước áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
  • Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần.
  • Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần.

8. Cơ sở pháp lý

  • Luật đất đai 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
  • Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
  • Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn nắm được rõ về thủ tục, lệ phí chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn pháp luật Đất đai mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là hỗ trợ các thủ tục liên quan đến sổ đỏ và là Luật sư biện hộ cho nhiều tranh chấp Đất đai trong cả nước.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng./.

Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!
Đánh giá
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top