Diện tích tối thiểu tách thửa của 63 tỉnh, thành

Diện tích tối thiểu tách thửa của 63 tỉnh, thành
Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!

Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng đất quan tâm đến vấn đề tách thửa nhưng không phải người nào cũng nắm rõ quy định về diện tích tối thiểu tách thửa.

Trong bài viết dưới đây của Luật Quang Huy xin cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về diện tích tối thiểu được tách thửa của 63 tỉnh thành mới nhất.


Tổng quan về bài viết

1. Quy định chung về diện tích tối thiểu tách thửa

Tách thửa đất là việc phân chia, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ một người đứng tên thành nhiều người khác nhau và sở hữu riêng biệt. Theo đó, việc tách thửa được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật, trong đó có điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật đất đai 2013 thì căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

Ngoài ra, tại khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa thì UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Như vậy, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà mỗi tỉnh khác nhau có thể có quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa khác nhau và được quy định tại Quyết định của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh.

Dưới đây là quy định về diện tích tách thửa tối thiểu của 63 tỉnh/thành phố trên cả nước tính đến thời điểm hiện tại.

Diện tích tối thiểu tách thửa của 63 tỉnh, thành
Diện tích tối thiểu tách thửa của 63 tỉnh, thành

2. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Hà Nội

Căn cứ Quyết định 20/2017/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội thì diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa thì các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

  • Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3m trở lên;
  • Có diện tích không nhỏ hơn 30m² đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại bảng sau đối với các xã còn lại.

Hạn mức giao đất ở tái định cư; giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội được quy định như sau:

Khu vực Mức tối thiểu Mức tối đa
Các phường 30m² 90m²
Các xã giáp ranh các quận và thị trấn 60m² 120m²
Các xã vùng đồng bằng 80m² 180m²
Các xã vùng trung du 120m² 240m²
Các xã vùng miền núi 150m² 300m²
Diện tích tách thửa tối thiểu tại Hà Nội
Diện tích tách thửa tối thiểu tại Hà Nội

3. Diện tích tối thiểu để tách thửa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Căn cứ Quyết định 60/2017/QĐ-UBND thì UBND TP. Hồ Chí Minh cho phép được tách thửa khi diện tích tối thiểu của thửa đất hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa (sau khi trừ lộ giới) như sau tối thiểu là 36m².

Diện tích tối thiểu được tách thửa với đất ở được thể hiện qua bảng sau:

Khu vực Diện tích tối thiểu
Khu vực 1: Gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú. Tối thiểu 36m² và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 3m.
Khu vực 2: Gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Thị trấn các huyện. Tối thiểu 50m² và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 4m.
Khu vực 3: Gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn). Tối thiểu 80m² và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 5m

Trường hợp thửa đất thuộc khu vực quy hoạch để sản xuất nông nghiệp thì được phép tách thửa, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500m² đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác và 1.000m² đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

Diện tích tối thiểu để tách thửa tại Thành phố Hồ Chí Minh
Diện tích tối thiểu để tách thửa tại Thành phố Hồ Chí Minh

4. Diện tích đất tối thiểu để tách thửa tại An Giang

Căn cứ Quyết định 08/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh An Giang thì diện tích tối thiểu để tách tại An Giang được quy định với từng loại đất cụ thể như sau:

Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp: Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi thủy sản, đất trồng cây lâu năm là 500m²; Đất lâm nghiệp là 3000m²;

Diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở:

  • Quy định về diện tích tối thiểu tại các phường là 35m²; tại các thị trấn: 40m²; tại các xã: 45m².
  • Về kích thước cạnh tối thiểu và tiếp giáp đường: Các thửa đất hình thành sau khi tách thửa ngoài việc phải đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu còn cần phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu và có kích thước cạnh đảm bảo điều kiện:
  • Tiếp giáp với đường loại 1, 2, 3 và 4 (theo phân loại đường phố) hoặc các đường quốc lộ, tỉnh lộ thì kích thước cạnh tối thiểu phải bằng 4 mét;
  • Tiếp giáp với các loại đường còn lại thì kích thước cạnh tối thiểu phải bằng 2 mét.

Diện tích tách thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở:

  • Trường hợp tách thửa để đầu tư dự án thì diện tích tách thửa theo Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Phương án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận;
  • Trường hợp tách thửa không để đầu tư dự án thì diện tích được phép tách thửa theo quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch điểm dân cư nông thôn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Căn cứ Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thì quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất cụ thể như sau:

  • Đối với đất ở:

Đất ở có nhà: diện tích đất ở tối thiểu áp dụng tại khu vực đô thị (phường, thị trấn) và huyện Côn Đảo từ 36m² trở lên và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 4m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 4m tại đường phố có lộ giới nhỏ hơn 20m; từ 45m² trở lên và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m tại đường phố có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m. Tại địa bàn các xã còn lại là 40m².

Đất ở chưa xây dựng nhà ở: diện tích đất ở tối thiểu áp dụng tại khu vực đô thị và huyện Côn Đảo là 60m² (áp dụng cùng một mức diện tích tối thiểu tách thửa trên địa bàn huyện Côn Đảo bằng với mức quy định tại khu vực các phường, thị trấn cho phù hợp với nhu cầu thực tế). Tại địa bàn các xã còn lại là 80m².

  • Diện tích tối thiểu đối với đất thương mại dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là 100m².
  • Đối với đất nông nghiệp thuộc khu vực quy hoạch đất nông nghiệp diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách tại địa bàn các phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố và huyện Côn Đảo là 500m²; tại địa bàn các xã còn lại là 1.000m².

6. Quy định diện tích tối thiểu tách sổ đỏ tại Bạc Liêu

Căn cứ Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bạc Liêu thì quy định diện tích tối thiểu tách thửa cụ thể đối với từng loại đất như sau:

6.1. Đối với đất ở tại đô thị

Đối với nhà ở liên kế hiện có cải tạo:

  • Trường hợp thửa đất là bộ phận cấu thành của cả dãy phố, diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 25m², với chiều sâu và bề rộng thửa đất được tính từ chỉ giới xây dựng bằng hoặc lớn hơn 2.5m.
  • Trường hợp thửa đất đơn lẻ, diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 50m², với chiều sâu và bề rộng thửa đất, được tính từ chỉ giới xây dựng bằng hoặc lớn hơn 5m.

Đối với thửa đất không phải nhà ở liên kế hiện có cải tạo:

  • Thửa đất tiếp giáp với lộ giới nhỏ hơn 20m, diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 36m², với chiều sâu và bề rộng thửa đất được tính từ chỉ giới xây dựng bằng hoặc lớn hơn 4m.
  • Thửa đất tiếp giáp lộ giới bằng hoặc lớn hơn 20m, diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 45m², với chiều sâu và bề rộng thửa đất được tính từ chỉ giới xây dựng bằng hoặc lớn hơn 05m.

6.2. Đất ở nông thôn

Diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 60m², với chiều sâu và bề rộng thửa đất được tính từ chỉ giới xây dựng hoặc hành lang lộ giới bằng hoặc lớn hơn 04m.

6.3. Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở

Diện tích tối thiểu được tách thửa theo văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc theo dự án đầu tư hoặc nhu cầu khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng không nhỏ hơn diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất ở.

6.4. Đất trồng cây lâu năm và trồng cây hàng năm khác

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 150m², bề rộng bằng hoặc lớn hơn 06 m.


7. Quy định về diện tích tối thiểu tách thửa tại Bắc Giang

Căn cứ Quyết định số 40/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang thì quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với t đất ở cụ thể như sau:

  • Đối với đất ở đô thị, đất ở bám quốc lộ, tỉnh lộ hoặc đường Vành đai IV, thuộc vùng quy hoạch phát triển đô thị: thửa đất sau khi tách thửa phải có diện tích đất ở tối thiểu từ 32m² trở lên, kích thước mặt tiền tối thiểu phải từ 04m trở lên.
  • Đối với đất ở nông thôn và các trường hợp không thuộc đất ở đô thị, đất ở bám quốc lộ, tỉnh lộ hoặc đường Vành đai IV, thuộc vùng quy hoạch phát triển đô thị thì diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa thực hiện theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì thửa đất tối thiểu sau khi tách thửa phải có diện tích đất tối thiểu từ 70m² trở lên.

8. Diện tích tối thiểu để tách sổ tại Bắc Kạn

Căn cứ Quyết định 21/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Kạn thì diện tích tối thiểu của thửa đất ở được tách thửa phải đảm bảo các thửa đất mới được hình thành sau khi chia tách có diện tích tối thiểu là 30m² (không tính diện tích thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng) và có một cạnh tiếp giáp với đường giao thông hoặc lối đi mà có độ dài tối thiểu là 3m.


9. Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Bắc Ninh

Căn cứ Quyết định 529/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh thì diện tích tối thiểu được tách thửa tại Bắc Ninh đối với từng loại đất cụ thể như sau:

  • Đối với đất ở đô thị, đất ở nông thôn ven quốc lộ, tỉnh lộ và thuộc quy hoạch khu đô thị mới thì diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa phải từ 40m² trở lên và có kích thước mỗi cạnh không nhỏ hơn 3,5m.
  • Đất ở nông thôn thì diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa phải từ 70m² trở lên và có kích thước mỗi cạnh không nhỏ hơn 4m.
  • Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa để hợp với thửa đất liền kề thì thửa đất còn lại sau khi tách thửa và thửa đất mới được hình thành phải có diện tích và kích thước tối thiểu quy định.

10. Diện tích tối thiểu tách thửa tại Bến Tre

Căn cứ Quyết định 38/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bến Tre thì diện tích tối thiểu tách thửa cụ thể đối với từng loại đất như sau:

Đối với đất ở:

  • Tại các phường: 36m²; Tại các thị trấn: 40m²; Tại các xã: 50m².
  • Chiều rộng mặt tiền và chiều sâu của thửa đất tối thiểu 4m.
  • Trường hợp đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, phân lô theo quy hoạch được duyệt, diện tích tối thiểu thửa đất được xác định theo dự án và quy hoạch chi tiết đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với đất nông nghiệp:

  • Tại khu vực quy hoạch đất phi nông nghiệp: Tại các phường: 100m²; Tại các thị trấn: 200m²; Tại các xã: 300m².
  • Tại khu vực quy hoạch đất nông nghiệp: Tại các phường: 300m²; Tại các thị trấn: 300m²; Tại các xã: 500m².

Đối với đất phi nông nghiệp: Căn cứ cụ thể vào dự án, phương án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận, nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn để xem xét giải quyết tách thửa nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.


11. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Dương

Căn cứ Quyết định 25//2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương thì diện tích tách thửa tối thiểu được quy định cụ thể như sau:

  • Đất nông nghiệp: Tại các phường là 300m²; tại các thị trấn diện tích tối thiểu là 500m²; tại các xã là 500m².
  • Đất phi nông nghiệp – đất ở: Tại các phường diện tích tối thiểu 60m²; Tại các thị trấn diện tích tối thiểu 80m²; Tại các xã diện tích tối thiểu 100m².
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: Dựa vào dự án đầu tư các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của nhà nước.

12. Diện tích tối thiểu tách thửa tại Bình Định

Căn cứ Quyết định 40/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định thì diện tích đất tối thiểu được tách thửa cụ thể như sau:

  • Diện tích tối thiểu của một thửa đất ở sau khi tách thửa là 40m².
  • Diện tích tối thiểu của một thửa đất nông nghiệp sau khi tách thửa là 300m².
  • Diện tích đất nông nghiệp và đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nằm trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch, tách thửa để chuyển mục đích sử dụng sang đất ở tối thiểu là 40m².

13. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Phước

Căn cứ Quyết định 31/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Phước thì diện tích tách thửa tối thiểu được quy định như sau:

Đất ở tại các phường thuộc các thị xã: Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long và các thị trấn thuộc các huyện, diện tích tách thửa tối thiểu quy định như sau:

  • Thửa đất tại các khu quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phải thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt;
  • Thửa đất tiếp giáp với các đường phố có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m, diện tích tách thửa tối thiểu là 45m², cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 5m;
  • Thửa đất tiếp giáp với các đường phố có lộ giới nhỏ hơn 20m, diện tích tách thửa tối thiểu là 36m² cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 4m.

Đất ở tại các xã thuộc các thị xã: Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long và các huyện: Diện tích tách thửa tối thiểu là 100m², cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 5m.


14. Diện tích tối thiểu để tách thửa tại Bình Thuận

Căn cứ Quyết định 21/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận thì diện tích tối thiểu để tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

  • Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại nông thôn là 60m² với chiều rộng tối thiểu 4m, chiều dài tối thiểu 8m.
  • Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại đô thị là 40m² với chiều rộng tối thiểu 4m, chiều dài tối thiểu 5m.
  • Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở có vườn, ao được xác định và thực hiện theo diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại nông thôn, đô thị ở trên.
  • Diện tích tối thiểu tách thửa đất phi nông nghiệp tại nông thôn là 100m² với chiều rộng tối thiểu 5m, chiều dài tối thiểu 10m.
  • Diện tích tối thiểu tách thửa đất phi nông nghiệp tại đô thị là 60m² với chiều rộng tối thiểu 4m, chiều dài tối thiểu 5m.

15. Diện tích đất tối thiểu để tách thửa tại Cà Mau

Căn cứ Quyết định 59/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cà Mau thì diện tích tối thiểu để tách thửa đổi với một số loại đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau cụ thể như sau:

Đất nông nghiệp:

  • Đối với đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác: tại khu vực phường, thị trấn: 300m²; tại các xã, với diện tích: 500m²;
  • Đối với đất rừng sản xuất thì diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 3 ha;
  • Các thửa đất hình thành từ việc tách thửa phải có bề rộng và chiều sâu thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4m.

Đất phi nông nghiệp:

  • Đối với đất ở: Tại khu vực phường, thị trấn là 36m²; bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 04m và chiều sâu của thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng (lộ giới) bằng hoặc lớn hơn 4m; Tại khu vực xã là 40m²; bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4m.
  • Đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: Việc tách thửa đất phi nông nghiệp được căn cứ cụ thể vào dự án đầu tư, phương án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

16. Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa tại Cao Bằng

Căn cứ Quyết định 44/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng thì diện tích được phép tách thửa đối với đất ở cụ thể như sau:

  • Tại đô thị: Diện tích tối thiểu 36m²; Chiều rộng tối thiểu 3,5m.
  • Tại nông thôn Diện tích tối thiểu 60m²; Chiều rộng tối thiểu 4m.

17. Diện tích tối thiểu tách sổ đỏ tại Cần Thơ

Căn cứ Quyết định 19/2014/QĐ-UBND của UBND Thành phố Cần Thơ thì diện tích tối thiểu tách sổ đỏ tại Cần Thơ cụ thể như sau:

  • Đất ở khu vực phường, thị trấn diện tích tối thiểu trong quy định tách thửa lớn hơn hoặc bằng 40m².
  • Đối với đất xã thì diện tích tối thiểu được tách thửa lớn hơn hoặc bằng 60m².
  • Ngoài việc tách thửa phải đảm bảo hai điều kiện trên thì thửa đất tách phải có chiều rộng và chiều sâu bằng hoặc lớn hơn 4m mới được tách thửa.
Diện tích tối thiểu để tách thửa tại Thành phố Cần Thơ
Diện tích tối thiểu để tách thửa tại Thành phố Cần Thơ

18. Quy định về diện tích tối thiểu tách thửa tại Đà Nẵng

Căn cứ Quyết định 31/2020/QĐ-UBND của UBND TP. Đà Nẵng thì diện tích tối thiểu được tách thửa đối với các loại đất ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cụ thể như sau:

  • Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với loại đất ở có hạn mức 70m², có cạnh chiều rộng khu đất tối thiểu là 4m được áp dụng cho các khu vực sau; Các phường thuộc quận Hải Châu, quận Thanh Khê và quận Sơn Trà; Phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ và vị trí mặt tiền đường Lê Văn Hiến, đường Trần Đại Nghĩa thuộc quận Ngũ Hành Sơn; Phường Khuê Trung, phường Hòa Thọ Đông, mặt tiền Quốc lộ 1A, đường Cách Mạng Tháng Tám và Quốc lộ 14B (đường Trường Sơn) thuộc quận Cẩm Lệ; Các phường Hòa Minh, phường Hòa Khánh Bắc, phường Hòa Khánh Nam và phường Hòa Hiệp Nam quận Liên Chiểu.
  • Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với loại đất ở có hạn mức 100,0m², có cạnh chiều rộng khu đất tối thiểu là 4m được áp dụng cho các khu vực sau: Phường Hòa Hiệp Bắc quận Liên Chiểu; các phường còn lại thuộc quận Cẩm Lệ; các phường còn lại thuộc quận Ngũ Hành Sơn (trừ Phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ và vị trí mặt tiền đường Lê Văn Hiến, đường Trần Đại Nghĩa thuộc quận Ngũ Hành Sơn); Vị trí mặt tiền Quốc Lộ 1A, Quốc Lộ 14B, ĐT 602, ĐT 605 thuộc địa phận huyện Hòa Vang.
  • Diện tích tối thiểu được tách thửa đất ở với mức 150,0m², có cạnh chiều rộng khu đất tối thiểu là 5m, được áp dụng cho các xã thuộc huyện Hòa Vang (trừ các vị trí mặt tiền Quốc Lộ 1A, Quốc Lộ 14B, ĐT 602, ĐT 605 thuộc địa phận huyện Hòa Vang).

19. Diện tích tối thiểu để tách sổ tại Đắk Lắk

Căn cứ Quyết định 36/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk thì diện tích tối thiểu được tách thửa được quy định cụ thể như sau:

Đối với đất ở:

  • Đối với các phường, thị trấn: Trường hợp tách thửa do thực hiện quy hoạch: Diện tích còn lại sau khi thực hiện quy hoạch được phép hình thành thửa đất mới phải đáp ứng điều kiện diện tích bằng hoặc lớn hơn 20m², chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 3m; Trường hợp tách thửa để thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng một phần thửa đất: Diện tích bằng hoặc lớn hơn 40m², chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 3m;
  • Đối với các xã: Diện tích bằng hoặc lớn hơn 60m², chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 4m.

Đối với đất sản xuất nông nghiệp:

  • Diện tích tối thiểu được phép tách thửa là 500m².
  • Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp đồng thời với chuyển mục đích sử dụng đất mà phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì hạn mức các thửa đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất phải đảm bảo diện tích bằng hoặc lớn hơn 40m², chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 3m đối với các phường, thị trấn; bằng hoặc lớn hơn 60m², chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 4m đối với các xã.

20. Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Đắk Nông

Căn cứ Quyết định 32/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông thì quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa cụ thể như sau;

Đối với đất ở khu vực đô thị:

  • Đối với lô đất tiếp giáp với đường có lộ giới từ 20m trở lên: Diện tích tối thiểu từ 55m² trở lên đối với những nơi địa hình dốc trên 15%, không thuận tiện cho việc xây dựng nhà ở và từ 45m² trở lên đối với nơi có địa hình dốc từ 15% trở xuống, thuận tiện cho việc xây dựng nhà ở; chiều rộng thửa đất từ 5m trở lên và chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng vào trong từ 5m trở lên.
  • Đối với lô đất tiếp giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 20m: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa từ 46m² trở lên đối với những nơi địa hình dốc trên 15%, không thuận tiện cho việc xây dựng nhà ở và từ 36m² trở lên đối với nơi có địa hình dốc từ 15% trở xuống, thuận tiện cho việc xây dựng nhà ở. Ngoài ra, việc tách thửa còn phải có chiều rộng thửa đất từ 4m trở lên và chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng vào trong từ 4m trở lên.

Đối với đất ở khu vực nông thôn:

  • Diện tích tối thiểu từ 90m² trở lên, chiều rộng từ 5m trở lên và chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng vào trong từ 5m trở lên.
  • Tại những điểm dân cư sống tập trung có mật độ dân số, mật độ xây dựng nhà ở cao như khu vực đô thị, khi thực hiện tách thửa thì diện tích được phép tách thửa được áp dụng như đối với đất khu vực đô thị.
  • Các trường hợp đã xây dựng nhà ở và công trình xây dựng khác trước ngày 01 tháng 7 năm 2014:

Đối với thửa đất giáp với tuyến đường có lộ giới từ 20m trở lên: Diện tích tách thửa từ 45m² (đối với nơi đất có độ dốc từ 15% trở xuống, thuận tiện cho việc xây dựng) và từ 55m² trở lên (đối với nơi đất có độ dốc trên 15%, khó khăn cho việc xây dựng), chiều rộng thửa đất từ 4m trở lên, chiều sâu thửa đất từ 5m trở lên.

Đối với thửa đất giáp với tuyến đường có lộ giới nhỏ hơn 20m: Diện tích tách thửa từ 36m² trở lên (đối với nơi đất có độ dốc từ 15% trở xuống, thuận tiện cho việc xây dựng) và từ 46m² trở lên (đối với nơi đất có độ dốc trên 15%, khó khăn cho việc xây dựng), chiều rộng thửa đất từ 3,5 m trở lên, chiều sâu thửa đất từ 4m trở lên.

Đối với đất sản xuất nông nghiệp:

  • Khu vực đô thị: Diện tích đất được phép tách thửa có diện tích từ 300m² trở lên.
  • Khu vực nông thôn: Diện tích đất được phép tách thửa có diện tích từ 500m² trở lên.

21. Diện tích tối thiểu tách thửa tại Điện Biên

Căn cứ Quyết định 34/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên thì diện tích tối thiểu tách thửa đối với từng loại đất quy định cụ thể như sau:

Đối với đất ở:

  • Đất ở tại đô thị: diện tích tối thiểu thửa đất sau khi tách là 40m² (không bao gồm phần diện tích nằm trong hành lang an toàn giao thông) chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 3m; chiều dài (chiều sâu) tối thiểu là 5m.
  • Đất ở tại nông thôn: Đất ở thuộc các khu vực bám mặt đường là đầu mối giao thông của các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; trung tâm huyện lỵ, các huyện thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 50m² (không bao gồm phần diện tích nằm trong hành lang an toàn giao thông); chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 3m; chiều dài (chiều sâu) tối thiểu là 8. Đất ở nông thôn thuộc các khu vực còn lại của các xã thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách là 60m²; chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 4m; chiều dài (chiều sâu) tối thiểu là 8m.

Đối với đất nông nghiệp:

  • Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác là 300m²;
  • Đất trồng cây lâu năm là 500m²;
  • Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ là 3.000m² đối với khu vực nông thôn (xã) và 1.500m²; đối với khu vực đô thị (phường, thị trấn).

Đối với đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) của hộ gia đình, cá nhân: diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách là 100m² và có cạnh bám mặt đường giao thông tối thiểu là 5m.


22. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Đồng Nai

Căn cứ Quyết định 22/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai thì diện tích tách thửa tối thiểu đối với từng loại đất cụ thể như sau:

Đối với đất ở:

  • Đất ở tại đô thị (kể cả xã Long Hưng, thành phố Biên Hòa) là 60m²; nếu cạnh thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới bằng hoặc lớn hơn 19m phải lớn hơn hoặc bằng 5m; cạnh thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới nhỏ hơn 19m phải lớn hơn hoặc bằng 4m.
  • Đất ở tại nông thôn là 80m² và cạnh thửa đất tiếp giáp với đường giao thông lớn hơn hoặc bằng 4m.
  • Diện tích tối thiểu thửa đất không tính diện tích hành lang bảo vệ các công trình; diện tích đất thuộc quy hoạch thực hiện dự án, công trình nhưng chưa thu hồi đất.

Đối với đất nông nghiệp

  • Diện tích tối thiểu thửa đất sau tách thửa đối với đất nông nghiệp tại đô thị (kể cả xã Long Hưng, thành phố Biên Hòa) là 500m².
  • Diện tích tối thiểu thửa đất sau tách thửa đối với đất nông nghiệp tại nông thôn là 1.000m².

Đối với loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: Diện tích tối thiểu thửa đất sau tách thửa thực hiện theo quy định diện tích tối thiểu đối với đất ở, trừ trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.


23. Quy định diện tích tách thửa tại Đồng Tháp

Căn cứ Quyết định 30/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Tháp thì quy định diện tích tách thửa tại Đồng Tháp cụ thể như sau:

Đối với khu vực đô thị là:

  • Thửa đất có nhà ở: diện tích tối thiểu từ 40m² trở lên.
  • Thửa đất không có nhà ở: diện tích tối thiểu từ 70m² trở lên.
  • Kích thước của mỗi cạnh tối thiểu phải đảm bảo từ 3m trở lên tính từ chỉ giới xây dựng.

Đối với khu vực nông thôn là:

  • Thửa đất có nhà ở: diện tích tối thiểu từ 60m² trở lên.
  • Thửa đất không có nhà ở: diện tích tối thiểu từ 80m² trở lên.
  • Kích thước của mỗi cạnh tối thiểu phải đảm bảo từ 3m trở lên tính từ chỉ giới xây dựng.

Đối với các khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) được duyệt thì diện tích tối thiểu theo quy hoạch.

Đối với đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở): việc tách thửa phải có dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch được cơ quan cấp thẩm quyền phê duyệt. Diện tích tối thiểu được tách thửa từ 200m² trở lên không phân biệt khu vực nông thôn hay đô thị.


24. Diện tích tối thiểu để tách thửa tại Gia Lai

Căn cứ Quyết định 14/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa được quy định cụ thể như sau:

Đối với đất ở:

  • Tại phường, thị trấn: Đối với đường có chỉ giới tối thiểu 20m thì diện tích tối thiểu của thửa đất tối thiểu 45m² và chiều rộng và chiều dài không nhỏ hơn 3m; Đối với các đường còn lại thì diện tích tối thiểu của thửa đất tối thiểu 36m² và chiều rộng và chiều dài không nhỏ hơn 3m.
  • Tại các xã: Diện tích tối thiểu của thửa đất tối thiểu 50m² và chiều rộng và chiều dài không nhỏ hơn 4m.

Đối với nhóm đất phi nông nghiệp không phải đất ở:

  • Đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt.
  • Đối với khu vực mà theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là đất ở thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa được áp dụng theo diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở.
  • Đối với khu vực không thuộc hai trường hợp nêu trên thì việc tách thửa được căn cứ vào dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho từng trường hợp cụ thể.

Đối với nhóm đất nông nghiệp:

  • Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất tại các phường, thị trấn không nhỏ hơn 300 m²;
  • Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất tại các xã không nhỏ hơn 500m².

Đối với trường hợp thửa đất có nhiều loại đất khác nhau: Chỉ áp dụng diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với một loại đất đủ điều kiện tách thửa; không tính phần diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ các công trình công cộng.


25. Diện tích đất tối thiểu để tách thửa tại Hà Giang

Căn cứ Quyết định 14/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Giang thì diện tích đất ở tối thiểu để tách thửa cụ thể như sau:

  • Diện tích tối thiểu sau khi trừ chỉ giới xây dựng là 36m²; cạnh tiếp giáp với trục đường giao thông chính tối thiểu là 3m, chiều sâu tối thiểu của thửa đất là 5m
  • Đối với trường hợp khi tách thửa ở khu dân cư hình thành ngõ đi chung thì chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 2 m.

26. Diện tích tối thiểu tách thửa tại Hà Nam

Căn cứ Quyết định 36/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam thì diện tích tối thiểu tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam như sau:

Đất ở của cá nhân, hộ gia đình:

  • Đối với phường, thị trấn: 40m²; chiều rộng, chiều sâu tối thiểu 3,5m.
  • Đối với xã: diện tích: 60m²; chiều rộng, chiều sâu tối thiểu 4m.

Đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình:

  • Diện tích tối thiểu tách thửa là 360m².
  • Trường hợp thửa đất nằm trong khu đất tái định cư, đất dịch vụ được phép tách thửa và phải đảm bảo các điều kiện như sau: Đối với phường, thị trấn: 40m²; chiều rộng, chiều sâu tối thiểu 3,5m; Đối với xã: 60m²; chiều rộng, chiều sâu tối thiểu 4m.

27. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Hà Tĩnh

Căn cứ Quyết định 72/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh thì diện tích tách thửa tối thiểu tại Hà Tĩnh được quy định như sau:

  • Diện tích tách thửa ở Hà Tĩnh đối với khu vực đô thị không nhỏ hơn 40m².
  • Diện tích tách thửa ở Hà Tĩnh đối với khu vực nông thôn tại các vị trí bám đường tỉnh lộ, quốc lộ không nhỏ hơn 60m².
  • Diện tích tách thửa ở Hà Tĩnh đối với khu vực nông thôn tại các vị trí khác không nhỏ hơn 75m².
  • Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo có lối đi ra đường công cộng và có kích thước cạnh như sau: Đối với khu vực đô thị có kích thước cạnh tối thiểu là 4m; Đối với khu vực nông thôn có kích thước cạnh tối thiểu là 5m.

28. Quy định diện tích tách thửa tại Hải Dương

Căn cứ Quyết định 22/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở cụ thể như sau:

  • Đối với thửa đất ở thuộc khu vực đô thị, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30m² và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 3m, chiều sâu vào phía trong của thửa đất vuông góc với đường chính tối thiểu là 5m.
  • Đối với thửa đất ở thuộc khu vực nông thôn, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 60m² và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 4m, chiều sâu vào phía trong của thửa đất vuông góc với đường chính tối thiểu là 5m.
  • Trường hợp cạnh tiếp giáp mặt đường chính có kích thước từ 1,5m đến dưới 3m, đồng thời diện tích thửa đất sau tách thửa đảm bảo diện tích tối thiểu quy định đối với hai trường hợp nêu trên thì được phép tách thửa nhưng phần diện tích có cạnh tiếp giáp mặt đường chính và chiều sâu vào phía trong của thửa đất phải sử dụng làm đường đi, người sử dụng đất không được xây dựng nhà ở.

29. Diện tích đất tối thiểu để tách thửa tại Hải Phòng

Căn cứ Quyết định 1394/2015/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hải Phòng thì diện tích tách thửa tối thiểu được quy định cụ thể như sau:

  • Đối với khu vực đô thị (các phường thuộc quận và thị trấn thuộc huyện): đảm bảo chỉ giới xây dựng theo quy hoạch và cạnh thửa đất phải lớn hơn hoặc bằng 3m; diện tích tối thiểu 30m².
  • Đối với các khu dân cư thuộc các xã trên địa bàn các huyện: diện tích tách thửa không nhỏ hơn 50% mức tối thiểu của hạn mức giao đất ở mới quy định tại bảng sau đây.
STT Khu vực Diện tích tối thiểu
I Khu vực đô thị
1 Các phường 50m²/hộ
2 Các thị trấn 60m²/hộ
II Khu vực nông thôn
1 Tại huyện Bạch Long Vỹ 50m²/hộ
2 Các xã trên địa bàn các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, An Dương, Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Cát Hải. 100m²/hộ

30. Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa tại Hậu Giang

Căn cứ Quyết định 01/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hậu Giang thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cụ thể như sau:

Đất nông nghiệp:

  • Khu vực đô thị: Đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản là 300m². Đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác là 200m².
  • Khu vực nông thôn: Diện tích đất tách thửa tối thiểu đối với đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản là 500m². Đối với đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác thì diện tích đất tách thửa tối thiểu là 300m².

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:

  • Tại khu vực đô thị: 45m² (bề rộng và chiều sâu thửa đất tối thiểu là 4m).
  • Tại khu vực nông thôn: 60m² (bề rộng và chiều sâu thửa đất tối thiểu là 5m).

31. Diện tích tối thiểu tách sổ đỏ tại Hòa Bình

Căn cứ Quyết định 26/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hòa Bình thì diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất ở được quy định như sau:

  • Đối với đất ở tại nông thôn bao gồm các xã thuộc các huyện và các xã thuộc thành phố Hòa Bình: Diện tích thửa đất tối thiểu 40m²; Bề rộng thửa đất tối thiểu 4m; Chiều sâu thửa đất tối thiểu 4m.
  • Đối với đất ở tại đô thị bao gồm các phường thuộc thành phố và các thị trấn thuộc các huyện: Diện tích thửa đất tối thiểu 36m²; Bề rộng thửa đất tối thiểu 3 m; Chiều sâu thửa đất tối thiểu 3 m.

32. Quy định về diện tích tối thiểu tách thửa tại Hưng Yên

Căn cứ Quyết định 18/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên thì diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất ở được quy định cụ thể như sau:

  • Đất ở tại đô thị: diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30m²; kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 3m ; kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là 5m.
  • Đất ở tại nông thôn: Các vị trí đất ven quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, ven chợ thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40m² ; kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 4m; kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là 8m; Các vị trí đất còn lại thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 50m²; kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 4m; kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là 10m.

33. Diện tích tối thiểu tách thửa tại Khánh Hòa

Căn cứ Quyết định 32/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất đối với từng loại đất quy định cụ thể như sau:

33.1. Đối với đất ở

Đối với đất ở tại đô thị:

  • Đối với đất ở tại đô thị khi thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m là: Diện tích của thửa đất không nhỏ hơn 45m²; Bề rộng của thửa đất không nhỏ hơn 5m; Chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 5m.
  • Đối với đất ở tại đô thị khi thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới từ 10m đến nhỏ hơn 20m: Diện tích của thửa đất không nhỏ hơn 36m²; Bề rộng của thửa đất không nhỏ hơn 4m; Chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 4m.
  • Đối với đất ở tại đô thị khi thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 10m: Diện tích của thửa đất không nhỏ hơn 36m²; Bề rộng của thửa đất không nhỏ hơn 3 m; Chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 3 m.

Đối với đất ở tại nông thôn

  • Đối với đất ở tại nông thôn khi thửa đất tiếp giáp với đường quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ, liên thôn, liên xã: Diện tích của thửa đất không nhỏ hơn 45m²; Bề rộng của thửa đất không nhỏ hơn 5m; Chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 5m.
  • Đối với đất ở tại nông thôn khi thửa đất tiếp giáp với các đảo: Diện tích tối thiểu là 40m²; Bề rộng của lô đất không nhỏ hơn 4m; Chiều sâu của lô đất không nhỏ hơn 4m.
  • Đối với đất ở tại nông thôn khi thửa đất tiếp giáp với các khu vực khác còn lại: Diện tích của thửa đất không nhỏ hơn 60m²; Bề rộng của thửa đất không nhỏ hơn 5m; Chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 5m.

33.2. Đối với đất nông nghiệp

Đất trồng lúa: Vùng tập trung: 1000m²; Vùng phân tán: 500m².

Đất trồng cây hàng năm khác: Vùng tập trung: 2000m²; Vùng phân tán: 300m².

Đất trồng cây lâu năm: Vùng tập trung: 1000m²; Vùng phân tán: 200m².

Đất làm muối: Vùng tập trung: 5000m²; Vùng phân tán: 500m².

Đất nuôi trồng thủy sản: Nước ngọt: 100m²; Nước mặn, lợ: 5000m².

Đất rừng sản xuất: Khu vực đô thị: 1000m²; Khu vực nông thôn: 5000m².


34. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Kiên Giang

Căn cứ Quyết định 11/2021/QĐ-UBND UBND tỉnh Kiên Giang thì quy định diện tích tối thiểu được tách thửa với từng loại đất trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

Đối với đất ở:

  • Diện tích tối thiểu tách thửa ở khu vực đô thị và nông thôn lần lượt là 36m² và 45m². Diện tích này không bao gồm hành lang an toàn giao thông, đường thuỷ, đê điều.
  • Trường hợp thửa đất tiếp giáp mặt đường giao thông, đường thuỷ, đê điều thì chiều rộng mặt tiền thửa đất và chiều dài các cạnh tiếp giáp mặt tiền thửa đất không được nhỏ hơn 4m.
  • Nếu thửa đất không tiếp giáp với đường giao thông, đường, thuỷ, đê điều thì chiều rộng và chiều dài thửa đất không nhỏ hơn 4m.
  • Với các khu dân cư đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 thì diện tích tách thửa được thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

Đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) tại khu vực chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500: Diện tích tối thiểu tách thửa đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm là 500m².

Các loại đất phi nông nghiệp còn lại (trừ đất ở), bao gồm cả đất thương mại – dịch vụ, diện tích tối thiểu tách thửa là 300m².

Đối với đất nông nghiệp:

  • Đối với đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác) tại khu vực đô thị (thị trấn, phường) TP. Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc là 600m²; các huyện còn lại là 1.000m²; khu vực nông thôn (xã) của TP. Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc là 1.000m², các huyện là 2.000m².
  • Đối với đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác, diện tích tối thiểu tách thửa tại khu vực đô thị (thị trấn, phường) của TP. Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc là 300m². Các huyện còn lại là 500m². Khu vực nông thôn (xã) của TP. Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc là 500m², các huyện là 1.000m².
  • Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực đô thị là 1.000m²; khu vực nông thôn là 2.000m².
  • Đối với đất rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là 3.000m².

35. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Kon Tum

Căn cứ Quyết định 26/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kon Tum thì diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

Đối với đất ở:

  • Đất ở nông thôn (xã): Diện tích là 50m², cạnh tiếp giáp với đường giao thông có chiều rộng tối thiểu là 5m, chiều dài tối thiểu 6,5m;
  • Đất ở đô thị (phường, thị trấn): Diện tích thửa đất tiếp giáp với đường giao thông (có lộ giới bằng hoặc lớn hơn 19m) là 45m², cạnh tiếp giáp với đường giao thông có chiều rộng tối thiểu là 4m, chiều dài tối thiểu 6,5m. Diện tích thửa đất tiếp giáp với đường giao thông (có lộ giới nhỏ hơn 19m) là 36m²; cạnh tiếp giáp với đường giao thông có chiều rộng tối thiểu là 4m, chiều dài tối thiểu 6,5m.

Đối với với các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất phi nông nghiệp: Tại phường là 200m², tại thị trấn là 250m² và tại xã là 400m².

Đối với các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất nông nghiệp: Tại đô thị (phường, thị trấn) là 500m²; riêng đất lúa nước là 250m; Tại nông thôn (xã) là 1.000m²; riêng đất lúa nước là 500m².


36. Diện tích tối thiểu tách thửa tại Lai Châu

Căn cứ Quyết định 12/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lai Châu thì diện tích tối thiểu tách thửa được quy định cụ thể như sau:

Đối với đất ở:

  • Đối với đất ở tại đô thị và các khu vực quy hoạch đô thị đã được cấp thẩm quyền phê duyệt thì các thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu 80m² và chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 04m, chiều sâu tối thiểu so với chỉ giới xây dựng là 03 m.
  • Đối với đất ở tại nông thôn các thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo có diện tích tối thiểu là 120m² đồng thời kích thước cạnh mặt tiền (cạnh tiếp giáp đường giao thông) và chiều sâu so với cạnh mặt tiền của thửa đất tối thiểu là 05m.

Đối với đất nông nghiệp:

  • Đối với khu vực đô thị: Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản là 300m²; đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác là 500m²; đất rừng sản xuất là 3.000m².
  • Đối với khu vực nông thôn: Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản là 500m²; đất trồng cây lâu năm là 1.000m²; đất rừng sản xuất và đất nông nghiệp khác là 3.000m².

Đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: được thực hiện theo dự án đầu tư hoặc phương án sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.


37. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Lạng Sơn

Căn cứ Quyết định 28/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lạng Sơn thì quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

Đối với đất ở:

  • Tại khu vực đô thị (phường, thị trấn), không bao gồm diện tích đất hành lang bảo vệ các công trình công cộng: Diện tích thửa đất tối thiểu là 40m² ; Kích thước chiều rộng mặt tiền thửa đất tối thiểu là 3m; Kích thước các cạnh chiều sâu thửa đất tối thiểu là 4m.
  • Tại khu vực nông thôn (xã): Khu vực trung tâm cụm xã, trung tâm xã, khu vực giáp ranh với đô thị theo quy hoạch được duyệt, thửa đất giáp đường giao thông có mặt cắt đường từ 13m trở lên (tính từ chỉ giới đường giao thông hoặc chỉ giới quy hoạch đường giao thông): Diện tích thửa đất tối thiểu là 40m²; Kích thước chiều rộng mặt tiền thửa đất tối thiểu là 4m; Kích thước các cạnh chiều sâu thửa đất tối thiểu là 5m.
  • Các khu vực còn lại: Diện tích thửa đất tối thiểu là 60m²; ích thước chiều rộng mặt tiền thửa đất tối thiểu là 5m; Kích thước các cạnh chiều sâu thửa đất tối thiểu là 6m.

Đối với đất nông nghiệp tại khu vực đô thị và nông thôn:

  • Đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác: 180m²;
  • Đất rừng sản xuất: 1.000m².
Diện tích tách thửa tối thiểu tại Lạng Sơn
Diện tích tách thửa tối thiểu tại Lạng Sơn

38. Quy định diện tích tách thửa tại Lào Cai

Căn cứ Quyết định 02/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai thì quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Lào Cai cụ thể như sau:

Đối với khu vực đô thị: diện tích tối thiểu là 60m².

  • Đối với nơi thửa đất ở có một cạnh tiếp giáp với mặt đường: Chiều mặt đường không được nhỏ hơn 3,5m;  Chiều sâu thửa đất không được nhỏ hơn 10m.
  • Đối với nơi thửa đất ở không có cạnh tiếp giáp với mặt đường: Chiều rộng thửa đất không được nhỏ hơn 3,5m; Chiều dài thửa đất không được nhỏ hơn 10m.
  • Đối với khu vực nông thôn bao gồm trung tâm các xã (theo ranh giới quy hoạch được phê duyệt), các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, tuyến liên huyện, liên xã và những nơi đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật: 100m²
  • Đối với nơi thửa đất ở có một cạnh tiếp giáp với mặt đường.: Chiều mặt đường không được nhỏ hơn 5m; Chiều sâu thửa đất không được nhỏ hơn 12,5m.
  • Đối với nơi thửa đất ở không có cạnh tiếp giáp với mặt đường: Chiều rộng thửa đất không được nhỏ hơn 5m; Chiều dài thửa đất không được nhỏ hơn 12,5m.

Đối với các khu vực nông thôn khác còn lại: diện tích tối thiểu là 150m²

  • Đối với nơi thửa đất ở có một cạnh tiếp giáp với mặt đường: Chiều mặt đường không được nhỏ hơn 8m; chiều sâu thửa đất không được nhỏ hơn 15m.
  • Đối với nơi thửa đất ở không có cạnh tiếp giáp với mặt đường: Chiều rộng thửa đất không được nhỏ hơn 8m; Chiều dài thửa đất không được nhỏ hơn 15m.

39. Diện tích tối thiểu để tách thửa tại Lâm Đồng

Căn cứ Quyết định 40/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng thì diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất ở được quy định cụ thể như sau:

Đối với thửa đất ở đô thị (thuộc địa bàn các phường, thị trấn) thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất ở đô thị:

  • Nhà phố: diện tích > 40,0m² và có kích thước cạnh tiếp giáp đường đối với đường đã có tên hoặc đường hẻm có lộ giới > 10m (sau đây gọi chung là đường chính) hoặc các đường, đường hẻm còn lại (sau đây gọi chung là đường hẻm) > 4,0 m;
  • Nhà liên kế có sân vườn: diện tích > 72,0m² và có kích thước cạnh tiếp giáp đường > 4,5m đối với đường chính; tại các đường hẻm diện tích > 64,0m² và kích thước cạnh tiếp giáp đường > 4,0 m; Nhà biệt lập: diện tích > 250,0m² và có kích thước cạnh tiếp giáp đường > 10,0 m đối với đường chính; tại các đường hẻm diện tích > 200,0m² và kích thước cạnh tiếp giáp đường > 10,0 m;
  • Biệt thự: diện tích > 400,0m² và có kích thước cạnh tiếp giáp đường > 12,0 m đối với đường chính; tại các đường hẻm diện tích > 250m² và kích thước cạnh tiếp giáp đường > 10,0 m. Riêng đối với các vị trí, khu vực đã có quy định về lộ giới và các chỉ tiêu chủ yếu về quản lý quy hoạch, xây dựng đối với nhà ờ, công trình riêng lẻ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì diện tích tách thửa thực hiện theo các quy định đó;
  • Trường hợp thửa đất ở tại đô thị tiếp giáp với đường giao thông chưa có quy định các dạng kiến trúc nhà ở thì thửa đất sau khi tách phải có cạnh tiếp giáp đường; đồng thời diện tích và kích thước tối thiểu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Đối với thửa đất ở nông thôn (thuộc địa bàn các xã) thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất ở nông thôn:

  • Trường hợp có quy định dạng kiến trúc nhà ở theo quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì diện tích tách thửa theo quy định dạng kiến trúc của quy hoạch đó;
  • Trường hợp chưa có quy định dạng kiến trúc nhà ở thì diện tích tách thửa tối thiểu > 72,0m² và kích thước cạnh tiếp giáp đường > 4,5m.

40. Diện tích tối thiểu tách thửa tại Long An

Căn cứ Quyết định 40/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng thì diện tích tối thiểu tách thửa đối với từng loại đất được quy định cụ thể như sau:

Đối với đất ở đô thị (các phường, thị trấn):

  • Thửa đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông công cộng có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m: Diện tích của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 45m²; Bề rộng của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 5m; Chiều sâu của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 5m.
  • Thửa đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông công cộng có lộ giới nhỏ hơn 20m: Diện tích của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 36m²; Bề rộng của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4m; Chiều sâu của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4m.
  • Thửa đất xây dựng nhà ở tiếp giáp đường giao thông công cộng nhưng chưa quy định lộ giới: Diện tích của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 80m²; Bề rộng của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4m; Chiều sâu của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15m.

Đối với đất ở nông thôn (các xã):

  • Thửa đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông công cộng có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m: Diện tích của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 100m²; Bề rộng của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 5m; Chiều sâu của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15m.
  • Thửa đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông công cộng có lộ giới nhỏ hơn 20m: Diện tích của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 80m²; Bề rộng của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4m; Chiều sâu của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15m.
  • Thửa đất xây dựng nhà ở tiếp giáp đường giao thông công cộng nhưng chưa có quy định lộ giới: Diện tích của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 100m²; Bề rộng của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4m; Chiều sâu của thửa đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 20 m.

Đối với đất nông nghiệp:

  • Thửa đất nông nghiệp mới được hình thành do tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu là 1.000m² đối với khu vực các xã thuộc các huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng; các xã: Bình Đức, Thạnh Lợi, Thạnh Hòa, Lương Hòa, Lương Bình và Tân Hòa thuộc huyện Bến Lức; các xã: Mỹ Thạnh, Mỹ Lạc, Long Thạnh, Long Thành, Long Thuận, Tân Thành, Tân Lập, Mỹ An, Bình An thuộc huyện Thủ Thừa.
  • Thửa đất mới được hình thành do tách thửa và thửa đất còn lại đối với các khu vực còn lại sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu là 1.000m² đối với đất trồng lúa và đất rừng sản xuất; 500m² đối với các loại đất nông nghiệp còn lại.

41. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Nam Định

Căn cứ Quyết định 14/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam Định thì diện tích tách thửa tối thiểu tại Nam Định quy định cụ thể trong bảng dưới đây:

STT Khu vực Diện tích tối thiểu (m²)

 

Chiều rộng mặt tiền tối thiểu (m) Chiều sâu tối thiểu so với chỉ giới xây dựng (m)
I Khu vực I:
 1 Khu vực các phường thành phố Nam Định, các thị trấn:
1.1 Thửa đất là bộ phận cấu thành dãy phố, ngõ phố có chiều rộng mặt đường > 2,5m. 30 4,0 5,0
1.2 Thửa đất là bộ phận cấu thành dãy phố, ngõ phố có chiều rộng mặt đường ≤ 2,5m. 45 4,0 7,0
2 Thửa đất trong các khu quy hoạch xây dựng đô thị:
2.1 Đường phố có lộ giới nhỏ hơn 20 m 36 4,0 4,0
2.2 Đường phố có lộ giới bằng hoặc lớn hơn 20 m 45 5,0 5,0
II Khu vực II bao gồm các vị trí đất thuộc khu dân cư nằm ven các đường Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, các vị trí tiếp giáp với chợ, bến phà 50 4,0 7,0
IV Khu vực III: Các vị trí đất thuộc các khu vực khác còn lại. 80 4,0 7,0

42. Diện tích tối thiểu để tách thửa tại Nghệ An

Căn cứ Quyết định 16/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An thì diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất ở được quy định cụ thể như sau:

  • Tại địa bàn các phường thuộc thành phố Vinh: Diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa là: 50m²; Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu 4m; các trường hợp lô đất bám các tuyến đường giao thông thì chiều bám đường không được thấp hơn kích thước cạnh nêu trên;
  • Tại các địa bàn còn lại: Diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa là: 80m²; Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu 5m; các trường hợp lô đất bám các tuyến đường giao thông thì chiều bám đường không được thấp hơn kích thước cạnh nêu trên.

43. Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa tại Ninh Bình

Căn cứ Quyết định 24/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình thì quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất được quy định cụ thể như sau:

  • Đất ở tại các phường và thị trấn: Diện tích không nhỏ hơn 36m²; Bề rộng mặt tiền, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 3 m.
  • Đất ở tại các xã: Diện tích không nhỏ hơn 45m²; Bề rộng mặt tiền, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 4m.
  • Đối với trường hợp tiến hành đồng thời tách thửa đất ở với hợp thửa đất ở khác thì thửa đất ở còn lại và thửa đất ở sau khi hợp thửa phải bảo đảm điều kiện quy định trên.
  • Quy định trên không áp dụng đối với trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi đất ở, đất hiến tặng cho Nhà nước và đất tặng cho hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa.

44. Diện tích tối thiểu tách thửa tại Ninh Thuận

Căn cứ Quyết định 85/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa được quy định cụ thể như sau:

Đối với đất ở:

  • Đối với đất ở khu vực đô thị (không tính chỉ giới xây dựng): Thửa đất được tách sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 40m² trở lên và cạnh ngắn nhất của thửa đất được tách, tối thiểu phải là 3,5m. Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 40m² và cạnh ngắn nhất của thửa đất tối thiểu phải là 3,5m và khoảng cách cạnh cách cạnh không được nhỏ hơn 3m.
  • Đối với đất ở khu vực nông thôn: Thửa đất được tách sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 80m² trở lên và cạnh ngắn nhất của thửa đất được tách sau khi tách thửa tối thiểu phải là 5,0m. Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 100m² và cạnh ngắn nhất của thửa đất bị tách thửa sau khi tách thửa tối thiểu phải là 5,0m.

Đối với đất nông nghiệp:

  • Đối với địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: Thửa đất được tách phải có diện tích tối thiểu là 300m² trở lên và cạnh ngắn nhất của thửa đất tối thiểu phải là 7m; Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 300m² và cạnh ngắn nhất tối thiểu phải là 7m và khoảng cách cạnh cách cạnh không được nhỏ hơn 5m.
  • Đối với địa bàn các thị trấn: Thửa đất được tách sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 500m² trở lên; Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 500m².
  • Đối với các xã đồng bằng: Thửa đất được tách phải có diện tích tối thiểu là 750m² trở lên; Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 750m².
  • Đối với các xã trung du: Thửa đất được tách phải có diện tích tối thiểu là 1.000m²trở lên; Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 1.000m².
  • Đối với các xã miền núi: Thửa đất được tách phải có diện tích tối thiểu là 2.000m²trở lên; Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 2.000m².

45. Diện tích tối thiểu tách thửa tại Phú Thọ

Căn cứ Quyết định 14/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ thì diện tích tối thiểu tách thửa đối với từng loại đất được quy định cụ thể như sau:

Đối với các loại đất nông nghiệp:

  • Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác: 200m²;
  • Đất rừng sản xuất: 1.000m²;

Đối với đất thương mại, dịch vụ:

  • Tại các phường, thị trấn: Diện tích tối thiểu của các thửa đất hình thành sau khi tách thửa không nhỏ hơn 100m² và đảm bảo kích thước chiều rộng bề mặt và chiều sâu của các thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 4m;
  • Tại các xã: Diện tích tối thiểu của các thửa đất hình thành sau khi tách thửa không nhỏ hơn 200m² và đảm bảo kích thước chiều rộng bề mặt và chiều sâu của các thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 6m;

Đối với đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

  • Tại các phường, thị trấn: Diện tích tối thiểu của các thửa đất hình thành sau khi tách thửa không nhỏ hơn 500m² và đảm bảo kích thước chiều rộng bề mặt và chiều sâu của các thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 8m;
  • Tại các xã: Diện tích tối thiểu của các thửa đất hình thành sau khi tách thửa không nhỏ hơn 1.000m² và đảm bảo kích thước chiều rộng bề mặt và chiều sâu của các thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 10m.
Diện tích tách thửa tối thiểu tại Phú Thọ
Diện tích tách thửa tối thiểu tại Phú Thọ

46. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Phú Yên

Căn cứ Quyết định 25/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Yên thì diện tích tách thửa tối thiểu được quy định cụ thể như sau:

  • Đối với đất ở, đất nông nghiệp nằm trong thửa đất có nhà ở:
STT Khu vực Đất ở (m²) Đất nông nghiệp (vườn, ao) nằm trong thửa đất có nhà ở (m²)
1 Các phường 50 50
2 Các thị trấn 60 60
3 Các xã 70 70
  • Kích thước của thửa đất được hình thành sau khi tách thửa phải đảm bảo bề rộng mặt tiền giáp đường giao thông và chiều sâu của thửa đất như sau:
STT Khu vực Thửa đất Bề rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất
1 Các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Có ít nhất một mặt tiếp giáp đường có lộ giới tối thiểu 20m tối thiểu 5m
Tiếp giáp đường có lộ giới < 20m tối thiểu 4m
2 Các xã trên địa bàn tỉnh Tiếp giáp đường không phân chia lộ giới tối thiểu 5m

47. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Quảng Bình

Căn cứ Quyết định 23/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình thì quy định về diện tích tách thửa tại Quảng Bình như sau:

  • Đối với đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác: Trường hợp tách thửa nhưng không chuyển mục đích sử dụng đất hoặc nằm trong khu vực quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp khác thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa phải đảm bảo các thửa đất được hình thành sau khi tách (gồm các thửa đất mới được tách ra và thửa đất còn lại) có diện tích tối thiểu mỗi thửa là 300m², cạnh nhỏ nhất lớn hơn hoặc bằng 10m.
  • Đối với đất rừng sản xuất là rừng trồng: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa phải đảm bảo các thửa đất được hình thành sau khi tách có diện tích tối thiểu mỗi thửa là 500m², cạnh nhỏ nhất lớn hơn hoặc bằng 15m.
  • Đối với đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất phi nông nghiệp khác:
  • Đất do tổ chức sử dụng: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo dự án đầu tư nhưng phải đảm bảo các thửa đất được hình thành sau khi tách có diện tích tối thiểu mỗi thửa là 300m², cạnh nhỏ nhất phải lớn hơn hoặc bằng 10m.
  • Đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa phải đảm bảo các thửa đất được hình thành sau khi tách có diện tích tối thiểu là mỗi thửa 30m², cạnh nhỏ nhất phải lớn hơn hoặc bằng 4m.

48. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Quảng Nam

Căn cứ Quyết định 15/2020/QĐ- UBND của UBND tỉnh Quảng Nam thì diện tích tách thửa tối thiểu được quy định cụ thể như sau:

Về kích thước tối thiểu:

  • Thửa đất ở được hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo chiều rộng mặt tiền từ 4m trở lên;
  • Trường hợp thửa đất có chiều rộng mặt tiền trên 4m thì chiều sâu phải đảm bảo từ 5m trở lên (sau khi trừ lộ giới hoặc các công trình có hành lang bảo vệ):

Về diện tích tối thiểu: Căn cứ theo vị trí của thửa đất.

  • Đối với khu vực 1 gồm các phường thuộc thành phố Hội An, Tam Kỳ; phường Vĩnh Điện thuộc thị xã Điện Bàn; nội thị trấn thuộc các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phú Ninh; các thửa đất có mặt tiếp giáp với trục giao thông chính liên xã, huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ hoặc các thửa đất có mặt tiếp giáp với các trục giao thông chính đi vào các khu thương mại, khu du lịch, khu, cụm công nghiệp, làng nghề đã được hình thành thuộc các huyện, thị xã, thành phố nêu trên: diện tích tối thiểu là 40m²;
  • Đối với khu vực 2 gồm các xã, phường còn lại thuộc thị xã Điện Bàn; các thị trấn hoặc phường được thành lập hoặc sáp nhập từ sau ngày 1/6/2015 (trừ khu vực nội thị thị trấn Tân An (cũ) trước khi sáp nhập để thành lập thị trấn Tân Bình (mới) của huyện Hiệp Đức) trên địa bàn tỉnh; các khu vực nội thị trấn các huyện Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang và Đông Giang; trung tâm huyện lỵ Nông Sơn, Nam Trà My và Tây Giang; các xã và các khu vực ngoại thị trấn thuộc các huyện, thành phố gồm Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Quế Sơn, Hội An, Tam Kỳ, Phú Ninh (trừ xã Tam Lãnh); khu vực ngoại thị trấn thuộc các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức.: diện tích tối thiểu là 50m²;
  • Đối với khu vực 3 gồm các xã và khu vực ngoại thị trấn còn lại trừ khu vực 1 và khu vực 2: diện tích tối thiểu là 60m².

49. Diện tích tối thiểu tách thửa tại Quảng Ngãi

Căn cứ Quyết định 54/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi thì diện tích tối thiểu sau khi thửa đất được tách không được nhỏ hơn quy định sau:

  • Đối với khu vực đô thị, huyện Lý Sơn, các xã: Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Châu, Bình Hải, Bình Trị thuộc huyện Bình Sơn; Tịnh Kỳ, Nghĩa An, Nghĩa Phú thuộc thành phố Quảng Ngãi; Đức Lợi thuộc huyện Mộ Đức; Phổ Thạnh, Phổ Quang thuộc huyện Đức Phổ; khu vực có thửa đất tiếp giáp với Quốc lộ 1A; khu vực có thửa đất tiếp giáp với Quốc lộ 24 (đoạn từ xã Phổ An đến hết địa phận xã Phổ Phong): 50m².
  • Đối với các khu vực khác còn lại: 100m².
  • Kích thước các cạnh thửa đất tối thiểu: Chiều rộng mặt tiền thửa đất tối thiểu là 3m tại vị trí trùng với chỉ giới xây dựng và chiều sâu thửa đất so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên.

50. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Quảng Ninh

Căn cứ Quyết định 1768/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh thì diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất ở được quy định cụ thể như sau: Diện tích các thửa đất sau khi tách thửa không nhỏ hơn 45m², chiều rộng (chiều bám đường) và chiều sâu không nhỏ hơn 4,5m (không kể diện tích lối đi, hệ thống thoát nước, phần diện tích thửa đất nằm trong hành lang an toàn giao thông, hành lang đường ống xăng dầu, hành lang đường điện và hành lang các công trình khác không được phép xây dựng nhà ở).


51. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Quảng Trị

Căn cứ Quyết định 39/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị thì diện tích tách thửa tối thiểu được quy định cụ thể như sau:

Đối với đất ở:

  • Tại khu vực đô thị: diện tích tối thiểu 36m²; chiều rộng tối thiểu 4m; chiều sâu tối thiểu 9m.
  • Tại khu vực nông thôn: diện tích tối thiểu 45m²; chiều rộng tối thiểu 5m; chiều sâu tối thiểu 9m.
  • Chiều sâu tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa được tính từ chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất);
  • Diện tích thửa đất ở tối thiểu không bao gồm diện tích đất vườn, ao liền thửa trong cùng thửa đất chưa được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa không đủ diện tích đất ở tối thiểu để tách thửa thì người sử dụng đất phải thực hiện hiện chuyển mục đích sử dụng đất mới được tách thửa.

Đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:

  • Đối với hộ gia đình, cá nhân là 24m², có kích thước một chiều tối thiểu là 3m, còn chiều còn lại tối thiểu là 8m.
  • Đối với tổ chức thì căn cứ theo dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc dự án sản xuất kinh doanh được chấp thuận.
  • Đối với các loại đất còn lại: Việc tách thửa đất được thực hiện căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

52. Diện tích tối thiểu để tách thửa tại Sóc Trăng

Căn cứ Quyết định 36/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sóc Trăng thì diện tích tối thiểu tách thửa được quy định cụ thể như sau:

Đối với đất phi nông nghiệp:

  • Đất ở: Diện tích tối thiểu được tách thửa đất là 40m² (đã trừ diện tích trong hành lang bảo vệ công trình công cộng).
  • Đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Diện tích tối thiểu được tách thửa đất là 60m² (đã trừ diện tích trong hành lang bảo vệ công trình công cộng).
  • Việc tách thửa đất để đầu tư xây dựng nhà ở hoặc đầu tư xây dựng công trình trên phần đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được tách thửa đất phải phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.

Đối với đất nông nghiệp:

  • Đất trồng lúa: Diện tích tối thiểu được tách thửa đất là 1.000m².
  • Đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng cây lâu năm, đất làm muối, đất nông nghiệp khác: Diện tích tối thiểu được tách thửa đất là 500m².

53. Diện tích đất tối thiểu để tách thửa tại Sơn La

Căn cứ Quyết định 25/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La thì diện tích tối thiểu để tách thửa đối với từng loại đất được quy định cụ thể như sau:

53.1. Đối với đất ở

Khu vực đô thị (phường, thị trấn): Diện tích đất ở sau khi tách thửa tối thiểu là 35m², chiều rộng của thửa đất theo mặt đường giao thông chính tối thiểu là 3,5m, chiều sâu của thửa đất tối thiểu là 4m.

Khu vực nông thôn:

  • Khu vực trung tâm cụm xã, trung tâm xã, khu vực giáp ranh với đô thị, thửa đất giáp đường giao thông có chiều rộng từ 13m trở lên: Diện tích đất ở sau khi tách thửa tối thiểu là 50m², chiều rộng của thửa đất theo mặt đường giao thông tối thiểu là 4m, chiều sâu của thửa đất tối thiểu là 5m.
  • Các khu vực còn lại: Diện tích đất ở sau khi tách thửa tối thiểu là 60m², chiều rộng của thửa đất theo mặt đường chính tối thiểu là 5m, chiều sâu của thửa đất tối thiểu là 6m.

53.2. Đối với đất nông nghiệp

Đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư:

  • Đối với đất nông nghiệp là đất vườn, ao gắn liền với đất ở: Diện tích và kích thước thửa đất xin tách thửa và thửa đất còn lại phải không nhỏ hơn diện tích và kích thước thửa đất tối thiểu quy định đối với đất ở nêu trên. Đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết thì việc tách thửa phải phù hợp với quy hoạch chi tiết được phê duyệt.
  • Đối với đất nông nghiệp tách thửa để chuyển mục đích sử dụng sang đất ở: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 35m² đối với khu vực đô thị (phường, thị trấn); 50m² đối với khu vực trung tâm xã, trung tâm cụm xã, khu vực nằm trong quy hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt; 60m² đối với các khu vực còn lại.

Đối với thửa đất nông nghiệp nằm ngoài khu dân cư:

STT Danh mục Diện tích tối thiểu của thửa đất còn lại sau khi tách thửa và thửa đất mới được hình thành
Đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác (m²) Đất nuôi trồng thuỷ sản (m²) Đất trồng cây lâu năm (m²) Đất trồng rừng sản xuất (m²)
1 Khu vực đô thị (phường, thị trấn) và khu vực nằm trong quy hoạch mở rộng, phát triển đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 1.000 200 2.000 10.000
2 Khu vực nông thôn 2.000 300 5.000 30.000

Đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa phải theo dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với tổ chức; phương án sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hộ gia đình, cá nhân, phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.


54. Diện tích đất tối thiểu để tách thửa tại Tây Ninh

Căn cứ Quyết định 28/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh thì diện tích tối thiểu để tách thửa được quy định cụ thể như sau:

Đối với đất ở đô thị:

  • Thửa đất tiếp giáp với đường giao thông công cộng có lộ giới quy hoạch lớn hơn hoặc bằng 20m: Diện tích tối thiểu là 45m²; Chiều rộng tối thiểu là 5m; trừ những thửa đất thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chiều sâu tối thiểu là 5m.
  • Thửa đất tiếp giáp với đường giao thông công cộng có lộ giới quy hoạch nhỏ hơn 20m hoặc chưa quy định lộ giới: Diện tích tối thiểu là 36m²; Chiều rộng tối thiểu là 4m; Chiều sâu tối thiểu là 4m.

Đối với đất ở nông thôn (các xã):

  • Thửa đất tiếp giáp với đường giao thông công cộng có lộ giới quy hoạch lớn hơn hoặc bằng 20m: Diện tích của thửa đất tối thiểu là 60m²; Chiều rộng tối thiểu là 4m; Chiều sâu tối thiểu là 4m.
  • Thửa đất tiếp giáp với đường giao thông công cộng có lộ giới quy hoạch nhỏ hơn 20m hoặc chưa quy định lộ giới: Diện tích tối thiểu là 50m²; Chiều rộng của thửa đất tối thiểu là 4m; Chiều sâu của thửa đất tối thiểu là 4m

Đối với đất nông nghiệp:

  • Tại các phường: Diện tích đất tối thiểu là 300m²
  • Tại các thị trấn: Diện tích đất tối thiểu là 500m²
  • Tại các xã: Diện tích đất tối thiểu là 1.000m²

55. Quy định về diện tích tối thiểu tách thửa tại Thái Bình

Căn cứ Quyết định 08/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình thì quy định về điều kiện tối thiểu tách thửa đối với từng loại đất cụ thể như sau:

Đối với đất ở:

  • Đối với đất ở tại đô thị: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30m²; kích thước chiều rộng, chiều sâu: tối thiểu 3m;
  • Đối với đất ở tại nông thôn: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40m²; kích thước chiều rộng, chiều sâu: tối thiểu 4m.

Đối với đất nông nghiệp:

  • Đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư: Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách thửa bằng hạn mức đất giao kích thước chiều rộng, chiều sâu: tối thiểu 4m.
  • Đối với đất nông nghiệp ngoài khu dân cư: Chỉ cho phép thực hiện việc tách thửa theo quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì làm thủ tục tách thửa đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất;

Đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: Việc tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở phải căn cứ cụ thể vào từng dự án đầu tư, phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định cùng với việc quyết định chủ trương đầu tư.


56. Quy định về diện tích tối thiểu tách thửa tại Thái Nguyên

Căn cứ Quyết định 38/2014/QĐ-UBND của UBND Thái Nguyên thì quy định về diện tích tách thửa tối thiểu tách thửa đối với từng loại đất cụ thể như sau:

Đối với đất nông nghiệp:

  • Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản không nhỏ hơn 150m²
  • Đối với đất rừng sản xuất không nhỏ hơn 1000m²

Đối với đất phi nông nghiệp:

  • Đối với đất ở hoặc đất được quy hoạch là đất ở tại đô thị thì diện tích không nhỏ hơn 40m², chiều rộng không nhỏ hơn 3m, chiều sâu không nhỏ hơn 5m
  • Đối với đất ở hoặc đất được quy hoạch là đất ở tại các xã trung du thì diện tích không nhỏ hơn 60m², chiều rộng không nhỏ hơn 4m, chiều sâu không nhỏ hơn 5m
  • Đối với đất ở hoặc đất được quy hoạch là đất ở tại các xã miền núi, xã vùng cao thì diện tích không nhỏ hơn 70m², chiều rộng không nhỏ hơn 4m, chiều dài không nhỏ hơn 5m
  • Đất sản xuất kinh doanh hoặc đất được quy hoạch là đất sản xuất kinh doanh không nhỏ hơn 100m², chiều rộng không nhỏ hơn 4m, chiều dài không nhỏ hơn 5m.
Quy định về diện tích tối thiểu tách thửa tại Thái Nguyên
Quy định về diện tích tối thiểu tách thửa tại Thái Nguyên

57. Diện tích tối thiểu tách thửa tại Thanh Hóa

Căn cứ Quyết định số 4463/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa thì quy định về diện tích tối thiểu đối với đất ở được tách thửa cụ thể như sau:

Đối với đất ở tại đô thị như sau: diện tích là 40m²; kích thước cạnh là 3m.

Đối với đất ở tại nông thôn:

  • Đối với địa bàn xã đồng bằng thuộc huyện, thị xã, thành phố: diện tích là 50m²; kích thước cạnh là 4m.
  • Đối với địa bàn xã miền núi: diện tích là 60m²; kích thước cạnh là 5m.
  • Đối với địa bàn xã Hải Thanh, xã Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia; xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc: diện tích là 30m²; kích thước cạnh là 3m.

58. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Thừa Thiên Huế

Căn cứ thì diện tích tách thửa tối thiểu được quy định cụ thể như sau:

Đối với đất ở:

  • Tại các phường của thành phố Huế: 60m² (riêng các phường sáp nhập vào thành phố Huế theo Nghị quyết 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021: 80m², các xã sáp nhập vào thành phố Huế theo Nghị quyết 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021: 100m² );
  • Các thị trấn thuộc huyện, các phường thuộc thị xã và các xã đồng bằng: 100m² (riêng các xã Phú Thuận, Phú Hải của huyện Phú Vang; thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền: 80 m²); Các xã trung du, miền núi: 150m² . Trong đó, kích thước cạnh mặt tiền: lớn hơn hoặc bằng 4m theo hướng song song với đường giao thông; kích thước chiều sâu thửa đất: lớn hơn hoặc bằng 5m.

Đối với đất nông nghiệp:

  • Đất trồng cây hàng năm (trừ đất lúa), đất nuôi trồng thủy sản: Các xã, phường thuộc thành phố Huế: 200m²; Các thị trấn thuộc huyện và các phường thuộc thị xã: 300m²; Các xã đồng bằng: 400m² ; Các xã trung du, miền núi: 500m² .
  • Đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác: Các xã, phường thuộc thành phố Huế: 400m² ; Các thị trấn thuộc huyện và các phường thuộc thị xã: 600m²; Các xã đồng bằng: 800m²; Các xã trung du, miền núi:1.000m²;

Đối với đất lâm nghiệp: 5.000m².

Trường hợp tách thửa đất ở có hình thành lối đi chung thì việc tách thửa đất được thực hiện sau khi có bản vẽ tổng thể sơ đồ mặt bằng phân lô được UBND cấp huyện chấp thuận. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế rà soát các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông, thoát nước…; hạ tầng xã hội, căn cứ quy định pháp luật quy hoạch, xây dựng, giao thông và phòng chống cháy nổ để hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, môi trường… đảm bảo phù hợp theo quy hoạch, kết nối hạ tầng kỹ thuật giao thông hiện hữu chung của khu vực.

Trường hợp tách thửa đối với thửa đất có diện tích lớn hơn hoặc bằng 5.000m² thì UBND cấp huyện thực hiện phê duyệt phương án tổng mặt bằng sau khi lấy ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng theo quy định.


59. Diện tích tối thiểu tách thửa tại Tiền Giang

Căn cứ Quyết định 28/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tiền Giang thì diện tích tối thiểu được tách thửa được quy định cụ thể như sau:

59.1. Đối với đất ở

Tùy theo vị trí của thửa đất, việc tách thửa đất ở phải đảm bảo diện tích tối thiểu và kích thước như sau:

STT Vị trí thửa đất Diện tích tối thiểu (m²)
1 Vị trí 1: Tại các phường thuộc các thị xã và thành phố Mỹ Tho 40
2 Vị trí 2:

– Tại mặt tiền đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ thuộc địa bàn các huyện, thành, thị.

– Tại mặt tiền đường cao tốc, đường dẫn cao tốc, tuyến tránh quốc lộ và tỉnh lộ thuộc địa bàn tỉnh.

– Tại các thị trấn thuộc huyện; các xã thuộc các thị xã và thành phố Mỹ Tho.

(Trừ các thửa đất tại vị trí 1)

50
3 Vị trí 3: Tại các vị trí còn lại của các xã thuộc huyện 100

59.2. Đối với đất nông nghiệp

Tùy theo vị trí của thửa đất, việc tách thửa đất nông nghiệp phải đảm bảo diện tích tối thiểu và kích thước như sau:

STT Vị trí thửa đất Diện tích tối thiểu (m²)
Thửa đất thuộc khu vực quy hoạch có đất phi nông nghiệp Thửa đất thuộc khu vực chỉ quy hoạch đất nông nghiệp
1 Vị trí 1: Tại các phường thuộc các thị xã và thành phố Mỹ Tho 100 300
2 Vị trí 2:

– Tại mặt tiền đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ thuộc địa bàn các huyện, thành, thị.

– Tại mặt tiền đường cao tốc, đường dẫn cao tốc, tuyến tránh quốc lộ và tỉnh lộ thuộc địa bàn tỉnh.

– Tại các thị trấn thuộc huyện; các xã thuộc các thị xã và thành phố Mỹ Tho. (Trừ các thửa đất tại vị trí 1)

150 400
3 Vị trí 3: Tại các vị trí còn lại của các xã thuộc huyện 300 500

Việc xác định thửa đất thuộc khu vực quy hoạch có đất phi nông nghiệp, thửa đất thuộc khu vực chỉ quy hoạch đất nông nghiệp dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Lưu ý: Đối với thửa đất ở hay đất nông nghiệp giáp đường giao thông (đường bộ), kể cả thửa đất mặt tiền đường có kênh công cộng phía trước song song với đường thì ngoài diện tích đất tối thiểu theo quy định tại 3 vị trí nêu trên, thửa đất nông nghiệp mới được hình thành và thửa đất nông nghiệp còn lại phải có chiều ngang mặt tiền từ 4m trở lên. Riêng trường hợp thửa đất nông nghiệp có vị trí mặt tiền đường cao tốc (bên không có đường gom dân sinh) thì không áp dụng chiều ngang mặt tiền từ 4m trở lên.


60. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Trà Vinh

Căn cứ Quyết định 26/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Trà Vinh thì diện tích tách thửa tối thiểu đối với từng loại đất được quy định cụ thể như sau:

Đối với đất ở, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở tại các phường, thị trấn:

  • Thửa đất mới tách ra tiếp giáp với đường giao thông, đê điều có hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng lớn hơn hoặc bằng 20m thì diện tích thửa đất tối thiểu là 45m²; chiều rộng và chiều dài tối thiểu là 5m.
  • Thửa đất mới tách ra tiếp giáp với đường giao thông, đê điều có hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng nhỏ hơn 20m hoặc không quy định lộ giới hoặc tiếp giáp với sông, kênh, rạch công cộng hiện hữu thì diện tích thửa đất tối thiểu là 36m²; chiều rộng và chiều dài tối thiểu là 4m.

Đối với đất ở, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở tại các xã:

  • Thửa đất mới tách ra tiếp giáp với đường giao thông, đê điều có hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng lớn hơn hoặc bằng 20m thì diện tích thửa đất tối thiểu là 50m²; chiều rộng và chiều dài tối thiểu là 05m.
  • Thửa đất mới tách ra tiếp giáp với đường giao thông, đê điều có hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng nhỏ hơn 20m hoặc không quy định lộ giới hoặc tiếp giáp với sông, kênh, rạch công cộng hiện hữu thì diện tích thửa đất tối thiểu là 40m²; chiều rộng và chiều dài tối thiểu là 04m.

Đối với đất nông nghiệp:

  • Đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp là 1.000m².
  • Đất nông nghiệp còn lại là 500m².

61. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Tuyên Quang

Căn cứ Quyết định 16/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang thì diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở quy định cụ thể như sau:

  • Đối với đất ở tại cả nông thôn và đô thị không tính diện tích thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng là 36m².
  • Cạnh tiếp giáp với đường giao thông hoặc lối đi: chiều rộng tối thiểu là 4m, chiều sâu tối thiểu là 9m tính từ chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng hoặc chỉ giới quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

62. Quy định diện tích tách thửa tại Vĩnh Long

Căn cứ Quyết định 59/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Long thì quy định về diện tích tách thửa được quy định cụ thể trong bảng sau:

Hạng mục Mức diện tích tối thiểu (m²) Chiều rộng tối thiểu (m) Chiều sâu tối thiểu so với chỉ giới xây dựng (m)
a. Đất nông nghiệp
– Các phường thuộc thành phố, thị xã và các thị trấn
+ Tiếp giáp với đường phố có lộ giới tối thiểu 20m 45m² tối thiểu 5m tối thiểu 5m
+ Tiếp giáp với đường phố có lộ giới < 20m hoặc tiếp giáp với các hẻm, đường phố không có lộ giới, hoặc những thửa đất còn lại của phường, thị trấn. 36m² tối thiểu 4m tối thiểu 4m
– Các xã thuộc thành phố, thị xã tối thiểu 100m²
– Các xã thuộc huyện tối thiểu 200m²
b. Đất ở: áp dụng đối với các phường, xã, thị trấn thuộc huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh
– Tiếp giáp với đường phố có lộ giới tối thiểu 20m 45m² tối thiểu 5m tối thiểu 5m
– Tiếp giáp với đường phố có lộ giới < 20m hoặc tiếp giáp với các hẻm, đường phố không có lộ giới hoặc những thửa đất còn lại của xã, phường, thị trấn. 36m² tối thiểu 4m tối thiểu 4m
c. Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: 40m² tối thiểu 4m tối thiểu 4m

63. Diện tích tối thiểu tách thửa tại Vĩnh Phúc

Căn cứ thì diện tích tối thiểu được tách thửa quy định cụ thể như sau:

  • Diện tích không nhỏ hơn 30m², chiều rộng và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên;
  • Trường hợp khi tách thửa có hình thành đường giao thông thì mặt cắt ngang của đường không nhỏ hơn 1,5m;
  • Đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết thì việc tách thửa phải tuân thủ quy hoạch chi tiết đó.

64. Quy định diện tích tách thửa tại Yên Bái

Căn cứ Quyết định 19/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái thì quy định về diện tích tối thiểu tách thửa đối với từng loại đất cụ thể như sau:

Đối với đất ở:

  • Tại các phường và các thị trấn: Diện tích không nhỏ hơn 40m², kích thước cạnh mặt tiền và chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 3,5m;
  • Tại các xã: Diện tích không nhỏ hơn 60m², kích thước cạnh mặt tiền và chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 4,0 m.

Đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở:

  • Tại các phường, thị trấn: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 80m². Kích thước cạnh mặt tiền và chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 4,0 m;
  • Tại các xã: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 100m². Kích thước cạnh mặt tiền và chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 4,0 m.

Đối với đất nông nghiệp:

  • Đối với đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản: Tại các phường, thị trấn: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 100m²; Tại các xã: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 200m².
  • Đối với đất trồng lúa: Tại các phường, thị trấn: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 150m²; Tại các xã của huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 100m²; Tại các xã còn lại: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 200m².
  • Đối với đất rừng sản xuất: Tại các phường, thị trấn: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 1.000m²; Tại các xã: Diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn 2.000m².

65. Cơ sở pháp lý

  • Luật đất đai năm 2013;
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP;
  • Quyết định 20/2017/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội;
  • Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của UBND TP. Hồ Chí Minh;
  • Quyết định 08/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh An Giang;
  • Quyết định 15/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
  • Quyết định 26/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bạc Liêu;
  • Quyết định 40/2021/QĐ-UBND thì UBND tỉnh Bắc Giang;
  • Quyết định 21/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Kạn;
  • Quyết định 529/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh;
  • Quyết định 38/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bến Tre;
  • Quyết định 25//2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương;
  • Quyết định 40/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định;
  • Quyết định 31/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Phước;
  • Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận;
  • Quyết định 59/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cà Mau;
  • Quyết định 44/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng;
  • Quyết định 19/2014/QĐ-UBND của UBND Thành phố Cần Thơ;
  • Quyết định 31/2020/QĐ–UBND của UBND TP. Đà Nẵng;
  • Quyết định 36/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk;
  • Quyết định 32/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông;
  • Quyết định 34/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên;
  • Quyết định 22/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai;
  • Quyết định 30/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Tháp;
  • Quyết định 14/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai;
  • Quyết định 14/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Giang;
  • Quyết định 36/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam;
  • Quyết định 72/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh;
  • Quyết định 22/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương;
  • Quyết định 1394/2015/QĐ-UBND của UBND TP Hải Phòng;
  • Quyết định 01/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hậu Giang;
  • Quyết định 26/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hòa Bình;
  • Quyết định 18/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên;
  • Quyết định 32/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa;
  • Quyết định 11/2021/QĐ-UBND UBND tỉnh Kiên Giang;
  • Quyết định 26/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kon Tum;
  • Quyết định 12/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lai Châu;
  • Quyết định 28/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lạng Sơn;
  • Quyết định 02/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai;
  • Quyết định 40/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng;
  • Quyết định 40/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng;
  • Quyết định 14/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam Định;
  • Quyết định 16/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An;
  • Quyết định 24/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình;
  • Quyết định 85/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận;
  • Quyết định 14/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ;
  • Quyết định 25/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Yên;
  • Quyết định 23/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình;
  • Quyết định 15/2020/QĐ- UBND của UBND tỉnh Quảng Nam;
  • Quyết định 54/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi;
  • Quyết định 1768/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh;
  • Quyết định 39/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị;
  • Quyết định 36/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sóc Trăng;
  • Quyết định 25/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La;
  • Quyết định 28/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh;
  • Quyết định 08/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình;
  • Quyết định 38/2014/QĐ-UBND của UBND Thái Nguyên;
  • Quyết định số 4463/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa;
  • Quyết định 49/2021-QĐ-UBND UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;
  • Quyết định 26/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Trà Vinh;
  • Quyết định 16/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang;
  • Quyết định 59/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Long;
  • Quyết định 28/2016/QĐ-UBND  của UBND tỉnh Vĩnh Phúc;
  •  Quyết định 19/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái.

Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về diện tích tối thiểu tách thửa.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Đất đai mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là hỗ trợ các thủ tục liên quan đến tách thửa đất trong cả nước.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật Đất đai trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng.

Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!
5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top