Mẫu quyết định thành lập công ty chuẩn nhất

Mẫu quyết định thành lập công ty chuẩn nhất
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói với chi phí hợp lý và thời gian siêu tốc, vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Trân trọng.

Bạn có biết bước đầu để vận hành hoạt động của công ty cần có quyết định thành lập công ty không?

Bạn có thể lấy mẫu quyết định thành lập công ty ở đâu?

Cách điền vào mẫu quyết định thành lập công ty như thế nào?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giải đáp các thắc mắc trên của bạn.


1. Quyết định thành lập công ty là gì?

Quyết định thành lập doanh nghiệp là một trong những bước đầu tiên và là cơ sở quan trọng để làm căn cứ cho doanh nghiệp của công ty bạn được pháp luật công nhận và có thể vận hành hoạt động công ty mình hợp pháp theo đúng với trình tự mà pháp luật quy định.

Mẫu quyết định thành lập công ty chuẩn nhất
Mẫu quyết định thành lập công ty chuẩn nhất

Theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì các chủ sở hữu nếu là một cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần thì trong thủ tục đăng ký kinh doanh bắt buộc phải có quyết định quy định thành lập công ty.

Như vậy, có thể hiểu, quyết định thành lập công ty là văn bản của các chủ sở hữu thống nhất về việc thành lập công ty.


2. Mẫu quyết định thành lập công ty mới nhất

2.1 Mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần

Nội dung cụ thể của mẫu quyết định thành lập công ty bao gồm: tên chủ sở hữu, hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông; ngành nghề kinh doanh kèm mã số, điều lệ công ty, thời gian có hiệu lực và phải có chữ ký của người đại diện và những người có liên quan theo quy định của pháp luật.

Bạn có thể tải xem và tải mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần tại đây:

TẢI MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

2.2 Mẫu quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Bạn có thể tham khảo và tải mẫu quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên tại đây:

TẢI MẪU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1 THÀNH VIÊN

2.3 Mẫu quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

Bạn có thể tham khảo và tải mẫu quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên tại đây:

TẢI MẪU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN


3. Hướng dẫn cách điền thông tin quyết định thành lập công ty

Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp đã được đề cập phía trên, bạn chỉ cần tải mẫu về và điền đầy đủ các thông tin trống và có ký tên xác nhận phía dưới là được.

Sau đây là từng hạng mục mà các chủ kinh doanh cần để ý khi soạn quyết định thành lập công ty:

3.1 Căn cứ trên biên bản họp trước đó

Đối với các loại hình doanh nghiệp có nhiều hơn hai chủ sở hữu hoặc một chủ sở hữu nhưng là tổ chức, cần có biên bản cuộc họp đi kèm cùng quyết định thành lập doanh nghiệp.

Quyết định doanh nghiệp hay quyết định công ty chỉ là văn bản tổng hợp và thống nhất lại các nội dung chính trong biên bản cuộc họp.

3.2 Các nội dung công khai minh bạch đầy đủ và chi tiết

Cụ thể trong các phần điều khoản phải minh bạch, nhất trí về hoạt động cơ cấu thành lập, mức vốn điều lệ hay bầu cử người đại diện pháp luật, người chịu trách nhiệm hoạt động.

Văn bản quyết định thành lập doanh nghiệp cần có sự liệt kê chi tiết và rõ ràng mức vốn góp và tỷ lệ vốn góp mỗi thành viên (điền vào phần Nội dung vốn góp ở trên)

Giá trị tài sản vốn góp này đã được sự tán thành dựa trên tinh thần số đông các thành viên.

3.3 Có thông tin người chịu trách nhiệm quản lý phần vốn

Văn bản cần làm rõ ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý phần vốn và thực hiện các quyền trong công ty. Thông tin chi tiết cá nhân và trách nhiệm của từng thành viên ủy quyền.

3.4 Yêu cầu có đầy đủ chữ ký

Mọi thành viên sáng lập doanh nghiệp phải có chữ ký, họ và tên trong văn bản quyết định thành lập doanh nghiệp.

Khi đưa ra quyết định thành lập công ty, doanh nghiệp, chủ sở hữu và đồng sở hữu cần làm rõ mọi vấn đề thông tin ban đầu sau đây:

  • Xác định ngành nghề kinh doanh và mục đích hoạt động: Ngành nghề kinh doanh thuộc mã ngành nào, có điều kiện hoạt động như thế nào, Doanh nghiệp đã đủ điều kiện đáp ứng hay chưa; mã ngành nghề này yêu cầu mức vốn pháp lý bao nhiêu, doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ nào là hợp lý nhất.
  • Xác định vị trí và cơ cấu các thành viên: Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty như thế nào, cần phải làm rõ ngay từ đâu; các vị trí đảm nhiệm không thể thiếu là gì, ai giữ chức vụ nào và có quyền nghĩa vụ thực hiện ra sao; đâu là thành viên sáng lập, đâu là thành viên góp vốn, cần làm rõ; hay các thành viên của hội đồng quản trị gồm những ai (đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần).
  • Cần lựa chọn tên công ty và trụ sở chính hoạt động: Tên doanh nghiệp cần tham khảo trước trong danh sách công ty trên cổng thông tin quốc gia để tránh trùng sẽ không được đăng ký; tên công ty sẽ bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng; địa chỉ đặt trụ sở chính công ty không được là khu tập thể hay căn chung cư. Chủ sở hữu nên lựa chọn trụ sở chính là nơi cố định để có thể hoạt động lâu dài, tránh thời gian cho các thủ tục thay đổi về sau.

Phía trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về thắc mắc mẫu quyết định mở công ty.

Nếu sau khi đọc bài viết, bạn đọc vẫn còn vướng mắc chưa được giải quyết thì vui lòng liên hệ tới Tổng đài 19006671, các chuyên viên, Luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp tất cả cho bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top