Điều kiện mở công ty dịch vụ kế toán và thủ tục thành lập

Điều kiện mở công ty dịch vụ kế toán và thủ tục thành lập
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói với chi phí hợp lý và thời gian siêu tốc, vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Trân trọng.

Hiện nay, việc mở công ty kinh doanh dịch vụ kế toán đang rất được quan tâm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều kiện kinh doanh công ty dịch vụ kế toán cần có những điều kiện gì và thủ tục thành lập ra sao?

Ở bài viết dưới đây Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn bạn điều kiện mở công ty dịch vụ kế toán và thủ tục thành lập.


1. Công ty kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?

Căn cứ khoản 8 Điều 3 và Điều 4 Luật kế toán năm 2015, có thể hiểu:

Công ty kinh doanh dịch vụ kế toán là một loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh liên quan đến dịch vụ kế toán. Ví dụ như: thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán liên quan đến đối tượng và nội dụng kế toán; kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, kiểm tra việc quản lý tìa sản và nguồn hình thành tài sản; phân tích thông tin, số liệu kế toán,.. và một số công việc khác có liên quan đến dịch vụ kế toán.


2. Điều kiện mở công ty dịch vụ kế toán

Để thành lập công ty dịch vụ kế toán cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

2.1 Điều kiện về chủ sở hữu

Căn cứ vào Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp trừ các trường hợp:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  •  Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  •  Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  •  Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  •  Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  •  Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

  •  Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, nếu cá nhân không thuộc trong các trường hợp nêu trên có thể đăng kí thành lập công ty. Theo đó, dịch vụ kế toán là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên chỉ những cá nhân được cấp chứng chỉ kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán mới được đăng kí kinh doanh dịch vụ kế toán, để được cấp chứng chỉ kế toán cá nhân cần có đủ các điều kiện sau:

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
  •  Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
  • Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên.

Người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn như trên thì được cấp chứng chỉ kế toán viên.

2.2 Điều kiện về ngành nghề khi đăng ký

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp được phép tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Theo đó, dịch vụ kế toán là ngành nghề không thuộc doanh mục cấm kinh doanh của pháp luật nên mọi cá nhân, tổ chức chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện là có thể thực hiện kinh doanh.

Đồng thời, dịch vụ kế toán là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện  nên ngoài các điều kiện quy định tại Luật doanh nghiệp cá nhân được cấp chứng chỉ dịch vụ kế toán và chứng chỉ kiểm toán cần đủ các điều kiện quy định tại Điều 58 Luật kế toán năm 2015 thì mới có thể thành lập công ty kế toán hoặc công ty kiểm toán.

Như vậy, người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn như trên thì được cấp chứng chỉ kế toán viên.

2.3 Điều kiện về tên công ty

Căn cứ Điều 37 Luật doanh nghiệp năm 2020, khi đặt tên cho doanh nghiệp, công ty của mình bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Thứ nhất, tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
  • Loại hình doanh nghiệp;
  • Tên riêng.
  • Thứ hai, loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Thứ ba, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Thứ tư, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  • Thứ năm, không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký .
  • Thứ sáu, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Cuối cùng, sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2.4 Điều kiện về trụ sở chính

Trụ sở chính của công ty là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của công ty. Là nơi liên lạc trực tiếp của công ty cũng là nơi làm việc chính của cán bộ, công nhân viên của công ty.

Địa chỉ trụ sở chính của công ty còn liên quan đến cơ quan thuế sẽ trực tiếp quản lý công ty của bạn  trụ sở chính công ty ở đâu thì cơ quan thuế của quận, huyện đó quản lý. Một số doanh nghiệp do Cục thuế của tỉnh thành phố quản lý.

Do đó, việc đặt trụ sở chính của công ty rất quan trọng và cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 42 Luật doanh nghiệp năm 2015 quy định như sau:

Điều 42. Trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Theo đó, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Đối với những căn hộ nằm tại những lầu cao của chung cư có chức năng để ở (thông thường từ lầu 3 trở lên) thì không được phép đặt địa chỉ công ty để thực hiện chức năng kinh doanh. Tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh, thương mại, dịch vụ cho những tầng trệt, tầng 1, tầng 2,…

Trong trường hợp này để được chấp nhận đăng ký kinh doanh được ở những lầu này cần xuất trình văn bản chứng minh tại lầu đó có chức năng kinh doanh, thương mại, dịch vụ như: Quyết định phê duyệt dự án…

2.5 Điều kiện về vốn điều lệ của công ty

Căn cứ khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:

34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là mức vốn mà thành viên công ty cam kết góp được ghi nhận trong điều lệ của công ty.

Căn cứ quy định trên, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể với từng loại doanh nghiệp. Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích hoạt động của công ty, vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Do vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở sau:

  • Khả năng tài chính của mình;
  • Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
  • Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
  • Dự án ký kết với đối tác…

Theo đó, mặc dù kinh doanh dịch vụ kế toán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định. Mà chỉ yêu cầu tỷ lệ góp vốn của thành viên là tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và kế toán viên với tỷ lệ vốn góp cụ thể như sau:

Đối với thành viên là tổ chức của công ty mức đóng cụ thể như sau:

Mức đóng tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên.

Đối với kế toán viên hành nghề tại công ty mức đóng cụ thể như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán phải có ít nhất 02 thành viên góp vốn là kế toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.

Như vậy, đăng ký mở công ty dịch vụ kế toán pháp luật không quy định mức vốn điều lệ cụ thể mà tùy vào khả năng của công ty đó. Và chỉ quy định tỷ lệ vốn góp của thành viên công ty và kế toán viên của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Còn đối với các loại hình doanh nghiệp khác pháp luật không ty định cụ thể.

2.6 Điều kiện về con dấu

Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.

Căn cứ theo Điều 43 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:

  • Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  •  Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
  • Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, thông tư 21/2012/TT-BCA quy định về kích thức, hình dáng con dấu như sau:

  • Đường kính: 36mm;
  • Vành ngoài phía trên con dấu: Mã số doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số giấy phép thành lập, hoạt động, số giấy chứng nhận đầu tư, sau dãy số thực là loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Vành ngoài phía dưới con dấu: Tên cấp huyện kèm theo tên cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính;
  • Giữa con dấu: Tên tổ chức dùng dấu.
Điều kiện mở công ty dịch vụ kế toán và thủ tục thành lập
Điều kiện mở công ty dịch vụ kế toán và thủ tục thành lập

3. Hồ sơ thành lập công ty dịch vụ kế toán

Để đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

Đối với hồ sơ thành lập công ty:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tương ứng với từng loại doanh nghiệp tại nghị định 122/2020/NĐ-CP.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cá nhân là chủ sở hữu của công ty.
  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác tương đương.
  • Gấy chứng nhận đăng ký đầu tư với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư là nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Đối với hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của các kế toán viên hành nghề.
  • Hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán của các kế toán viên hành nghề.
  • Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Điều lệ công ty đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Văn bản cam kết chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài, giấy tờ chứng nhận được phép kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp nước ngoài đối với chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam.

4. Thủ tục thành lập công ty dịch vụ kế toán

4.1 Chuẩn bị và nộp hồ sơ mở công ty dịch vụ kế toán

Để mở công ty dịch vụ kế toán bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ giấy tờ như trình bày ở trên sao cho phù hợp với loại hình doanh nghiệp, công ty của mình.

4.2 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để mở công ty dịch vụ kế toán, bạn sẽ nộp hồ sơ này lên phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư.

Sau khi nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp,  bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trình bày ở trên để xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán lên Bộ tài chính.

4.3 Các công việc phải thực hiện sau khi mở công ty dịch vụ kế toán

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty công ty vận tải cần phải tiếp tục hoàn thiện các thủ tục sau:

  • Công bố doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
  • Khắc con dấu và thông báo mẫu dấu.
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản ngân hàng.
  • Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu và thiế môn bài.
  • Làm biển hiệu công ty.
  • Mua chữ ký số điện tử.
  • Làm thủ tục phát hành hóa đơn.

Ngoài ra, bạn cần thực hiện các công việc khác nữa liên quan đến loại hình doanh nghiệp và chức năng hoạt động của công ty.

Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, để doanh nghiệp của bạn hoạt động kinh doanh lĩnh vực dịch vụ kế toán, bạn cần chuẩn bị và nộp hồ sơ đã nêu phía trên cho Bộ Tài chính.


5. Chi phí, lệ phí mở công ty dịch vụ kế toán

Căn cứ theo Thông tư 47/2019/TT-BTC bạn phải chịu các chi phí cơ bản sau:

Thứ nhất, Phí nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng Đăng ký kinh doanh là 50.000 đồng/lần. Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng sẽ được miễn lệ phí.

Thứ hai, lệ phí đăng thông báo thành lập công ty tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là 100 000 đồng/lần.

Ngoài ra, bạn còn phải nộp các khoản phí khác như phí khắc dấu, phí mua chữ ký số,…


6. Thời gian mở công ty dịch vụ kế toán là bao lâu?

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán giải trình. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán tính từ ngày nhận tài liệu giải trình bổ sung.

Như vậy, cùng với thời gian thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp, tổng thời gian mở công ty dịch vụ kế toán khoảng từ 20 – 25 ngày.


7. Dịch vụ mở công ty dịch vụ kế toán

Về cơ bản việc thành lập công ty dịch vụ kế toán là không quá khó.

Tuy nhiên nếu bạn không nắm được các quy định của pháp luật, không nắm được trình tự thủ tục thành lập và cũng không rõ những công việc bắt buộc phải thực hiện sau khi thành lập công ty dịch vụ kế toán thì sẽ rất dễ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Để tránh được những điều này thì Luật Quang Huy chính là đơn vị có thể giúp bạn thực hiện việc thành lập công ty dịch vụ kế toán một cách dễ dàng.

Ngoài ra, với Luật Quang Huy hỗ trợ khách hàng không chỉ dừng lại ở việc khách hàng cầm trên tay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà còn tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thành lập thực hiện những công việc mang tính bắt buộc của pháp luật sau khi thành lập như kê khai thuế, hóa đơn, token (chữ ký số) và các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, người lao động….

Có thể nói, Luật Quang Huy là đơn vị uy tín, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn ban đầu để có thời gian tập trung chuyên môn cho hoạt động kinh doanh sản xuất để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Và đây cũng chính là lý do rất nhiều đơn vị doanh nghiệp luôn muốn Luật Quang Huy là nơi hậu thuẫn phía sau về các vấn đề pháp lý để họ có thể yên tâm kinh doanh sản xuất mà không gặp phải bất kỳ rủi ro gì về pháp lý.

Khi bạn sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các thủ tục theo yêu cầu, theo ủy quyền của các bạn.Chúng tôi sẽ:

  • Tư vấn sơ bộ về tên Doanh nghiệp; vốn điều lệ; ngành nghề kinh doanh; địa chỉ trụ sở chính;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
  • Thực hiện thủ tục tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Khắc dấu, in biển tên công ty;
  • Mua hóa đơn, chữ ký số;

Bạn sẽ không mất công đi lại nhiều lần. Thời gian thực hiện chỉ từ 03 – 05 ngày làm việc.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ tới Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí


8. Cơ sở pháp lý

  • Luật kế toán năm 2015
  • Luật doanh nghiệp năm 2020
  • Nghị định 174/2016/NĐ-CP.
  • Thông tư 271/2016/TT-BTC
  • Thông tư 21/2012/BCA.
  • Thông tư 47/2019.
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về điều kiện mở công ty dịch vụ kế toán và thủ tục thành lập.

Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top