Người lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Người lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật hiểm xã hội 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến.

Hiện nay, nhiều công ty, doanh nghiệp muốn sử dụng người lao động cao tuổi bởi vì họ có kinh nghiệm, năng lực xử lý công việc tốt, trong khi lớp lao động trẻ lại phải mất thời gian đào tạo lại, đôi khi là khó khăn để tìm kiếm một người có năng lực làm việc tốt.

Vậy, khi kí hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi, các chế độ quyền lợi cho họ có khác gì hơn so với người lao động bình thường hay không? Chế độ đối với người hưởng lương hưu và người chưa hưởng lương hưu có điểm gì khác nhau?

Sau đây, dựa trên quy định của pháp luật về hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi, Luật Quang Huy xin giải đáp vấn đề đóng bảo hiểm xã hội cho người cao tuổi như sau:


1. Người lao động cao tuổi là gì?

Pháp luật không có định nghĩa người lao động cao tuổi là gì mà chỉ đưa ra các đối tượng được coi là người lao động cao tuổi. Theo đó, người lao động cao tuổi là người lao động đi làm sau khi hết độ tuổi lao động theo quy định tại BLLĐ 2019 và Điều 54 Luật BHXH 2014 như sau:

  • Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
  • Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi khi có 15 năm làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại hoặc sinh sống ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;
  • Nam từ 50 đến 60 tuổi, nữ từ 50 đến 55 tuổi có 15 năm làm việc khai thác than trong hầm lò.
  • Năm 2019, nam đủ 54 tuổi, nữ đủ 49 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (đến năm 2019, nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi).
  • Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Như vậy, khi người lao động đi làm sau thời điểm được nêu trên thì họ được coi là người lao động cao tuổi. Đồng thời, họ sẽ có điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ có phần khác so với những NLĐ khác.


2. Điều kiện giao kết HĐLĐ với người lao động cao tuổi

Căn cứ BLLĐ 2019 quy định về việc sử dụng người cao tuổi như sau:

1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.

Như vậy, chỉ trong trường hợp người lao động cao tuổi đủ sức khỏe, NSDLĐ có thể thỏa thuận kéo dài hợp đồng lao động với người cao tuổi hoặc giao kết HĐLĐ mới. HĐLĐ mới có thể là hợp đồng xác định thời hạn, không xác định thời hạn, phụ thuộc vào tính chất công việc. Tuy nhiên, NSDLĐ không được sử dụng NLĐ vào các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ cao tuổi.


3. Quyền lợi của người lao động cao tuổi khi tham gia HĐLĐ

Khi tham gia lao động, căn cứ vào pháp luật về lao động, người cao tuổi được hưởng các quyền lợi dành cho họ như sau:

  • Khám sức khỏe ít nhất 02 lần một năm (Điều 152 BLLĐ 2019);
  • NLĐ cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian (Điều 166 của Bộ Luật lao động).

NSDLĐ có trách nhiệm đảm bảo các quyền lợi này cho người lao động cao tuổi khi đã thực hiện giao kết HĐLĐ với họ. Đồng thời, căn cứ vào các quy định pháp luật khác, NSDLĐ phải đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phù hợp với sức khỏe của NLĐ cao tuổi.


4. Bảo hiểm xã hội đối với người lao động cao tuổi

4.1 Người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu

Người lao động cao tuổi chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu khi tham gia HĐLĐ sẽ tiếp tục được tham gia BHXH, BHTN, BHYT như một NLĐ bình thường. Mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội của người lao động cao tuổi được thực hiện như sau:

4.2 Người lao động cao tuổi đã hưởng lương hưu

Tuy được hưởng các quyền lợi của người lao động cao tuổi, người lao động đã hưởng lương hưu thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc khác so với người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu. Theo đó, Điểm 9 Điều 123 Luật BHXH 2014 quy định như sau về chế độ BHXH đối với người lao động đã hưởng lương hưu:

9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Khi đã đăng ký hưởng chế độ lương hưu Nhà nước, người lao động cao tuổi khi làm việc theo HĐLĐ ở một công ty, doanh nghiệp bất kì sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, NSDLĐ sẽ không thực hiện đóng BHXH cho đối tượng này, đồng thời chi trả toàn bộ tiền lương cùng các khoản trợ cấp khác cho họ theo như thỏa thuận trong HĐLĐ.


5. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ 2019.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cao tuổi. Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn Luật bảo hiểm xã hội qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

2/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top