Quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức cho người lao động

Quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức cho người lao động
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật hiểm xã hội 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến.

Các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật được đưa ra để nhằm hỗ trợ cho người lao động khi khộng may gặp phải rủi ro ốm đau hoặc khi nghỉ thai sản, trong thời gian này người lao động sẽ được BHXH hỗ trợ một phần chi phí cho thời gian được nghỉ để giúp đỡ người lao động.

Tuy nhiên sau khi người lao động nghỉ hết thời hạn theo quy định mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy Việt Nam sẽ hướng dẫn quý bạn đọc cụ thể quy`định về chế độ nghỉ dưỡng sức của bảo hiểm xã hội 2020.


1. Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của người lao động nữ

1.1 Điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

 Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Theo quy định trên, sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định của luật, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.


1.2 Thời gian và mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh được quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật BHXH như sau:

 Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Do vậy, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Tức là mỗi ngày người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thải sản được hưởng 447.000 đồng. (Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng).


1.3 Hồ sơ và thủ tục hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

Thành phần hồ sơ để hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức  khỏe sau sinh bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng sức phục hồi sức khỏe (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế);
  •  Sổ bảo hiểm xã hội
  • Ngoài ra còn có danh sách theo mẫu được quy định do người sử dụng lao động lập (bản chính).

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp 01 bộ hồ sơ cho công ty, doanh nghiệp nơi đang làm việc. Trường hợp nghỉ việc trước thời điểm sinh con thì nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm nơi cư trú.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động, người sử dụng lao động lập Danh sách theo mẫu nộp 01 bản cho cơ quan BHXH nơi đơn vị đang đóng BHXH kèm theo hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản cho người lao động.

Chế độ nghỉ dưỡng sức của bảo hiểm xã hội 2020


2. Chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi ốm đau

2.1 Điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi ốm đau

Theo quy định tại Điều 29 Luật BHXH có quy định về điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau như sau:

Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Theo đó, người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm, nếu trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức cho người lao động
Quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức cho người lao động

2.2 Thời gian và mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi ốm đau

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
  • Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
  • Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày hay do phải phẩu thuật mà người lao động sẽ được nghỉ số ngày nghỉ nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe khác nhau, ít nhất là 5 ngày và nhiều nhất là 10 ngày.

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Tức là mỗi ngày người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được hưởng 447.000 đồng. ( Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng)


2.3 Hồ sơ và thủ tục hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi ốm đau

Thành phần hồ sơ được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau bap gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy ra viện hoặc giấy khám bệnh do cơ sở khám chữa bệnh cấp;
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ;
  • Sổ bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động Người sử dụng lao động lập Danh sách theo mẫu nộp 01 bản cho cơ quan BHXH nơi đơn vị đang đóng BHXH kèm theo hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau người lao động.

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày người lao động quay trở lại làm việc nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nơi đang đóng bảo hiểm xã hội. (Số lượng: 1 bộ hồ sơ)


3. Cơ sở pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội;
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề chế độ nghỉ dưỡng sức cho người lao động.

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa rõ quý khách có thể liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp các thắc mắc.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top