Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật bảo hiểm thất nghiệp 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến. Trân trọng.
Việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp mang đến rất nhiều lợi ích cho người lao động, loại trừ rủi ro khi người lao động không may mất việc làm. Chính vì thể mà xảy ra nhiều trường hợp, chủ thể tham gia đã lợi dụng kẽ hở pháp luật để chuộc lợi bảo hiểm.
Với bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp những trường hợp vi phạm bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
1. Vi phạm về đóng bảo hiểm thất nghiệp
Trong quá trình tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp các chủ thể liên quan có thể có những hành vi không phù hợp quy định pháp luật, “lách luật” nhằm mục đích chuộc lợi bảo hiểm, trốn tránh nghĩa vụ, làm ảnh hưởng quyền lợi chính đáng người lao động, gây thiệt hại quỹ bảo hiểm của nhà nước. Vi phạm về đóng bảo hiểm thất nghiệp có thể được hiểu là hành vi trốn đóng bảo hiểm, chậm đóng hay đóng bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về những hành vi vi phạm này:
1.1 Vi phạm trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp
Vậy thế nào được coi là hành vi trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp? Vấn đề này cũng được quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP và Bộ luật hình sự 2015, hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội được xác định như sau:
- Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau về việc không tham gia bảo hiểm thất nghiệp mặc dù người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia (theo Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
- Người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm theo quy định (theo Khoản 1 Điều 216 Bộ luật hình sự 2015). Hành vi gian dối có thể là: cung cấp thông tin sai về bảo hiểm dẫn đến người lao động không biết mình thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hoặc sử dụng những loại hợp đồng như hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng thuê khoán thay cho hợp đồng lao động,…
1.2 Vi phạm về chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp
Để có thể xác định được thế nào là doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp thì việc đầu tiên chúng ta cần nắm được đó là thế nào là nộp bảo hiểm đúng hạn căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
- Đối với doanh nghiệp lựa chọn phương thức đóng hằng tháng: hạn nộp chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp phải trích tiền đóng bảo hiểm vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.
- Đối với doanh nghiệp lựa chọn phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: hạn nộp chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, doanh nghiệp phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH
Như vậy đối với doanh nghiệp nộp tiền bảo hiểm mà sau thời hạn nêu trên thì bị coi là chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm a Khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP; đồng thời bị phạt tiền lãi chậm trả nếu chậm quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
1.3 Vi phạm đóng bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định
Vì muốn giảm thiểu chi phí dành cho việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội mà nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thấp hơn mức quy định, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động.
Đóng bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định được hiểu là mức đóng bảo hiểm thất nghiệp khác với tiền lương của người lao động. Vậy tiền lương tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định như thế nào?
Theo quy định lại điều 6 Luật việc làm 2013 quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Vậy cứ theo quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động để xác định mức đóng của người sử dụng lao động và người lao động là bao nhiêu. Mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 58 Luật Việt làm năm 2013 và Điều 15 Quyết định số 595/QĐ-BHXH về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, bao gồm tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở. Mức tiền lương tháng đóng BHTN đối với trường hợp này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
- Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc gồm mức lương, phụ cấp lương. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Như vậy đối với người sử dụng lao động không thực hiện đóng bảo hiểm theo đúng mức quy định như trên thì bị xác định là đóng bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức, vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm a Khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/ NĐ-CP (từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp).
2. Vi phạm về hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Để có thể hưởng quyền lợi chính đáng liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ yêu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thủ tục có thể xảy ra các hành vi vi phạm. Vậy những hành vi đó có thể là gì chúng ta cùng tìm hiểu trường hợp dưới đây:
2.1 Có việc làm mà vẫn hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Mục đích của việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp nhằm hỗ trợ phần nào người lao động trong thời gian họ chưa tìm được việc làm. Tuy nhiên nếu người lao động đã tìm được việc thì có thể bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vấn để này được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên.
– Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Như vậy nếu người lao động đã tìm được việc làm và bắt đầu tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc vào một trong hai trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp nêu trên. Mà không khai báo thông tin tìm kiếm việc làm một cách trung thực, cố tình hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó thì bị coi là vi phạm pháp luật về hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này cũng được quy định rất chi tiết tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP có thể lên đến 2.000.000 đồng đối với một cá nhân vi phạm và thu hồi toàn bộ số tiền đã hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian sai phạm.
2.2 Làm giả hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Tại điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định những hành vi bị nghiêm cấm lĩnh vực bảo hiểm trong đó có hành vi làm giả hồ sơ:
Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định 28/2020 và Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 cũng quy định chi tiết hơn về vấn đề này. Theo đó hành vi làm giả hồ sơ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khi cá nhân, tổ chức tiến hành làm giả con dấu, tài liệu thể hiện thông tin không chính xác về quá trình tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng như vấn đề pháp lý khác liên quan nhằm mục đích trục lợi chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy để xác định hành vi có vi phạm pháp luật hay không? Nhà làm luật chỉ yêu cầu chứng minh được người đó dùng hồ sơ giả này để thực hiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhằm mục đích trục lợi mà không yêu cầu thêm về hậu quả là những chủ thể đó được giải quyết tiền bảo hiểm thất nghiệp.
Ví dụ: Anh A có 13 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (từ tháng 1/2019 đến tháng 1/2020) tại Công ty CCQ. Đến T2/2020, A tự ý bỏ việc tại công ty. Sau khi được công ty chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội, A tự soạn thảo quyết định nghỉ việc với nội dung là do sự thoả thuận của hai bên, sau đó làm giả con dấu, chữ kí của công ty thể hiện trong quyết định. Tháng 3/2020, A đi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm. Tuy nhiên quyết định nghỉ việc của A bị phát hiện là giả. Hành vi của A bị coi là làm giả hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Khi thực hiện hành vi này, người làm giả hồ sơ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP hoặc nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị khởi tố theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề những trường hợp vi phạm bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn Luật bảo hiểm thất nghiệp qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.