Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật bảo hiểm thất nghiệp 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến. Trân trọng.

Một trong các giấy tờ mà người lao động cần đem đi để nộp hồ sơ lên Trung tâm dịch vụ việc làm để giải quyết thất nghiệp theo đúng thủ tục được quy định theo pháp luật là giấy quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Để củng cố thêm các quy định pháp luật về vấn đề này và để nêu rõ các căn cứ pháp luật cho bạn đọc, Luật Quang Huy sẽ cung cấp các thông tin cần biết về Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp.


1. Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Dưới đây là mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp đang được áp dụng để bạn đọc có thể tham khảo về nội dung và hình thức:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

QUYẾT ĐỊNH

V/v cho thôi việc…(1)

GIÁM ĐỐC CÔNG TY…(2)

–Căn cứ Bộ Luật Lao động;

–Căn cứ Hợp đồng lao động đã ký ngày … ;(3)

–Xét Đơn xin nghỉ việc của Ông (Bà) …;(4)

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay Ông (Bà) có tên như sau:(5)

Ông (bà):

Chức vụ:

CMND:

Được cho thôi việc từ ngày…(6)

Điều 2: Quyền lợi và nghĩa vụ của ông/bà…giải quyết theo quy định của Luật. Ông/bà … có nghĩa vụ bàn giao tài liệu, công cụ lao động, các công việc còn lại cho trưởng bộ phận trước ngày …

Điều 3: Ông (Bà)… và các Ông (Bà) Giám đốc Nhân sự, Giám đốc hành chính, và các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Giám đốc (7)

(Ký tên, đóng dấu)


2. Hướng dẫn điền thông tin mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý bạn đọc cách điền  nội dung mẫu quyết định nghỉ việc hưởng thất nghiệp:

(1) Quyết định về vấn đề gì là một câu ngắn gọn phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản. Ví dụ: Về việc cho nghỉ việc đối với cán bộ, nhân viên; Về việc cho thôi việc đối với nhân viên; Về việc nghỉ việc đối với người lao động…

(2) Thủ trưởng cơ quan đơn vị nơi đang làm việc, ví dụ: Giám đốc/Tổng Giám đốc Công ty TNHH/Cổ phần ABC.

(3) Căn cứ hợp đồng lao động mà công ty đã ký với người lao động được cho thôi việc, ghi rõ hợp đồng làm việc và ngày ký kết hợp đồng làm việc.

(4) Đơn đề nghị nghỉ việc của người lao động, ghi rõ thời điểm nộp đơn đề nghị nghỉ việc (nếu có).

(5) Ghi rõ họ tên, chứng minh nhân dân, chức vụ của người được cho thôi việc.

(6) Thời gian cho thôi việc kể từ ngày nào phải được viết cụ thể theo đúng quy định của pháp luật. Ngày cho thôi việc có thể  ngày trước hoặc sau khi có quyết định cho thôi việc.

(7.1) Người ký quyết định là người có thẩm quyền theo quy định của điều lệ công ty. Dấu chỉ được đóng trên văn bản khi người có thẩm quyền đã ký văn bản.

(7.2) Cách đóng dấu.

  • Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.
  • Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

3. Quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp dùng khi nào?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 38 Bộ luật lao động 2012, Điều 12, Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động, Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và ban hành mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp, quyết định thôi việc trong những trường hợp sau đây:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây: do địch họa, dịch bệnh; di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này (về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động).

Đồng thời, tại Điều 39 Bộ luật Lao động cũng quy định trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

  • Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này (đã nêu trên)
  • Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
  • Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật lao động, đó là: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
  • Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, căn cứ vào hợp đồng lao động, công ty sẽ quyết định tiếp tục gia hạn hợp đồng làm việc, ra quyết định thôi việc hoặc ra quyết định sa thải đối với người lao động… Việc công ty cho người lao động thôi việc vì một trong những lý do được pháp luật quy định như trên và không do lỗi của người lao động thì người lao động sẽ ra quyết định nghỉ việc. Quyết định nghỉ việc của công ty là điều kiện tiên quyết để người lao động làm thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.


Trên đây là giải đáp thắc mắc về quy định mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp, nếu còn vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa rõ quý khách có thể liên hệ qua Tổng đài tư vấn Luật bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp các thắc mắc.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top