Hướng dẫn cách chuyển bảo hiểm thất nghiệp về quê

Chuyển bảo hiểm thất nghiệp về quê
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật bảo hiểm thất nghiệp 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến. Trân trọng.

Nhiều người vẫn thắc mắc khi lên thành phố lớn để làm việc thì sau khi nghỉ việc họ về quê có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Nếu được hưởng thì làm thủ tục như thế nào? Dưới đây Luật Quang Huy sẽ có bài phân tích về vấn đề chuyển bảo hiểm thất nghiệp về quê nhằm giáp đáp một phần nào đó thắc mắc của nhiều người lao động.

@tuvanluatlaodongbaohiem

Trả lời @Tân 👻 Lấy bảo hiểm thất nghiệp ở quê được không #luatquanghuy #baohiemxahoi #bhxh #baohiemthatnghiep #trocapthatnghiep

♬ nhạc nền – Tư vấn luật lao động, bảo hiểm – Tư vấn luật lao động, bảo hiểm


1. Có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở quê không?

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 như hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa sản xuất, hoặc phải cho phần lần người lao động nghỉ việc do tình hình sản suất gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp không còn đủ khả năng để chi trả các khoản tiền lương cho người lao động.

Trước tình hình đó, nhiều người lao động cũng đã viết đơn xin nghỉ việc để về quê tránh dịch. Một câu hỏi được nhiều người đặt ra đó là họ có thể đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở quê được hay không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc Làm 2015 và bảo hiểm thất nghiệp có quy định như sau:

1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo quy định trên thì trong thời hạn là 03 tháng kể từ khi nghỉ việc thì người lao động có thể chuẩn bị hồ sơ để nộp tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động có nhu cầu muốn hưởng ở đâu thì nộp hồ sơ tại trung tập dịch vụ việc làm tại địa phương đó. Như vậy, người lao động hoàn toàn có thể nộp hồ sơ hưởng trở cấp ở quê vẫn được giải quyết bình thường theo trình tự, thủ tục pháp luật đã quy định.


2. Chuyển bảo hiểm thất nghiệp về quê hưởng cần những gì?

Về vấn đề chuyển bảo hiểm thất nghiệp về quê người lao động cần lưu ý một số vấn đề như sau:

2.1 Trường hợp 1: Sau khi nghỉ việc muốn chuyển về quê hưởng trợ cấp thất nghiệp

Những trường hợp người lao động mới nghỉ việc tại công ty, chưa nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở bất kỳ đâu thì người lao động chỉ cần nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở tại địa phương nơi mình muốn đăng ký hưởng (người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm việc làm ở quê hoặc nơi mình đang sinh sống đều được giải quyết) để trung tâm dịch vụ việc làm giải quyết hồ sơ.

Những trường hợp người lao động làm ở thành phố lớn sau khi nghỉ việc muốn về quê để lãnh bảo hiểm thất nghiệp thì được xác định là đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần đầu và không thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Chúng tôi đã có 1 bài viết riêng về hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Bạn có thể xem bài viết tại đây.

2.2 Trường hợp 2: Đã hưởng trợ cấp thất nghiệp ở một địa phương sau đó chuyển về quê hưởng trợ cấp thất nghiệp

Việc thực hiện thủ tục chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng đối với những người lao động đã nộp hồ sơ hưởng ít nhất một tháng bảo hiểm thất nghiệp ở một tỉnh, một địa phương trở lên sau đó có nhu cầu chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp về quê hoặc chuyển về một địa phương khác theo nhu cầu thì cần phải thực hiện thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy khi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở một địa phương nào đó do nhu cầu muốn thay đổi nơi hưởng về một địa phương khác thì người lao động cần phải thực hiện thủ tục chuyên nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quá trình hưởng liên tục.

Về vấn đề này được quy định cụ thể, rõ ràng và chi tiết tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc Làm 2015 và bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

Trường hợp người lao động thuộc vào trường hợp chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay nói cách khác là có nhu cầu muốn chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì cần phải chuẩn bị thủ tục hồ sơ như sau:

Khi có nhu cầu người lao động làm đơn đề nghị chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp lên trung tâm dịch vụ việc làm mình đang hưởng để phía trung tâm dịch vụ việc làm tiến hành gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động muốn chuyển đến.

Hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp gồm:

  • Đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động (mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/NĐ-CP);
  • Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp (giấy này sẽ do trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động hưởng cấp cho người lao động);
  • Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
  • Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
  • Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Ví dụ: anh Hoàng đang làm việc tại Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh, giữa tháng 2 anh nghỉ việc do tình công ty cắt giảm nhân sự. Đầu tháng 3/2020 anh làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quận 9 TP.HCM. Anh Hoàng mới hưởng được 1 tháng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở Quận 9 do tình hình dịch bệnh nên anh có ý định về quê ở Nghệ An.

Trường hợp này anh Hoàng cần nộp đơn đề nghị chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp lên trung tâm dịch vụ việc làm Quận 9 để trung tâm dịch vụ việc làm Quận 9 thực hiện các trình tự thủ tục chuyển hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho anh.

Sau đó, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày kể từ khi anh Hoàng nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Quận 9 thì anh Hoàng phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp này cho trung tâm dịch vụ việc làm ở Nghệ An.


3. Chuyển bảo hiểm thất nghiệp về quê nộp hồ sơ tại đâu?

Trước khi muốn làm đơn đề nghị chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp về quê người lao động phải tìm hiểu xem địa phương mình đang sinh sống có những trung tâm dịch vụ việc làm nào.

Từ đó, người lao động chọn cho mình một trung tâm dịch vụ việc làm phù hợp và thuận tiện cho việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp của mình.

Ví dụ: (Tiếp tục ví dụ nêu trên) Trước khi làm đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp anh Hoàng phải xem ở địa phương mình có trung tâm dịch vụ việc làm nào phù hợp và thuận tiện nhất cho mình.

Giả sử: anh Hoàng ở thành phố Vinh – Nghệ An thì anh Hoàng có thể lựa chọn trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An, địa chỉ: Số 201 Phong Định Cảng, TP Vinh – Nghệ An để nộp hồ sơ.

Như vậy, việc nộp hồ sơ ở đâu phụ thuộc vào nhu cầu của người lao động, người lao động có thể chọn bất kỳ trung tâm dịch vụ việc làm nào miễn sao trung tâm dịch vụ việc làm đó thuận tiện cho việc lên khai báo tình trạng việc làm hàng tháng.


4. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật việc làm và bảo hiểm thất nghiệp
  • Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật việc làm nghị định 28/2015/NĐ-CP

Trên đây là toàn bộ nội dung pháp lý hướng dẫn cách chuyển bảo hiểm thất nghiệp về quê, trong trường hơp tham khảo thông tin trên nhận thấy còn thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ vấn đề hay liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến qua Hotline 19006588 của Luật Quang Huy để được hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top