Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ luật Hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự là gì?
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Hiện nay, miễn trách nhiệm hình sự đang được quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Vậy miễn trách nhiệm hình sự là gì?

Căn cứ vào đâu để được miễn trách nhiệm hình sự hay thủ tục để miễn trách nhiệm hình sự được thực hiện ra sao?

Sau đây, Luật Quang Huy xin gửi đến bạn bài viết để làm rõ các vấn đề trên như sau:


1. Điều 29 Bộ luật Hình sự quy định gì?

Các nội dung được đề cập trong Điều 29 Bộ luật Hình sự đó là:

  • Các trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 29).
  • Các trường hợp người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự (khoản 2 Điều 29).
  • Miễn trách nhiệm hình sự theo yêu cầu của bị hại hoặc theo kết quả hoà giải của hai bên (khoản 3 Điều 29).

2. Miễn trách nhiệm hình sự là gì?

Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp một người đã thực hiện tội phạm nhưng không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó do đáp ứng được các điều kiện nhất định và xét thấy hành vi của họ cũng không còn gây nguy hiểm cho xã hội nữa.

Miễn trách nhiệm hình sự là gì?
Miễn trách nhiệm hình sự là gì?

3. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự với người trên 18 tuổi

3.1 Trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự (trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự)

  • Trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là người phạm tội dù không có yếu tố nào ngăn cản nhưng vẫn tự mình không thực hiện hành vi tội phạm đến cùng.

Người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự nhưng nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này.

  • Trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Khi có 1 trong 2 căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự, người phạm tội trong trường hợp này sẽ “được” miễn trách nhiệm hình sự, hay nói các khác đây chính là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc.

Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau:

  • Trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Ví dụ: Có một số tội được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 nhưng đến Bộ luật hình sự 2015 đã bị bãi bỏ, thì người thực hiện hành vi phạm tội theo luật cũ sẽ được miễn trách nhiệm hình sự theo luật mới.

Chẳng hạn như “Tội tảo hôn”được quy định tại Điều 148 Bộ luật Hình sự 2019 mà sau ngày Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực pháp luật mới bị phát hiện thì được coi là hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và mặc nhiên người có hành vi này được miễn trách nhiệm hình sự.

  • Khi có quyết định đại xá.

Đại xá là việc miễn trách nhiệm hình sự đối với một loại tội phạm nhất định do Quốc hội quyết định và được ban hành bằng văn bản nhân dịp những sự kiện trọng đại nhất của đất nước.

3.2 Trường hợp người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự

Khác với trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự ở trên, người phạm tội có các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự chỉ “có thể” được miễn trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự việc và cần được cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.

Các căn cứ để người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự là:

  • Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
  • Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa.

Danh mục bệnh hiểm nghèo được quy định tại Phụ lục IV Nghị định 134/2016/NĐ-CP như là: Ung thư, bại liệt, suy gan, suy thận,…

Tuy nhiên không phải trường hợp bệnh hiểm nghèo nào cũng được miễn trách nhiệm hình sự mà phải kèm với nó phải thêm điều kiện: không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội.

  • Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3.3 Trường hợp người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý đã hoà giải với bên bị hại và được bên bị hại đề nghị miễn trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp người phạm tội gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Chỉ miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp mức độ nghiêm trọng của phạm là ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý.

Bạn vẫn đang không chắc chắn trường hợp của bạn có đủ điều kiện để xét miễn trách nhiệm hình sự hay không?

Đừng lo! Hãy kết nối ngay với chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Với kiến thức pháp luật và kinh nghiệm sẵn có của mình, chúng tôi sẽ cố gắng tư vấn và hỗ trợ bạn để bạn có thể nắm bắt được việc áp dụng pháp luật cho trường hợp của bạn.


4. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự với người dưới 18 tuổi

Ngoài các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự kể trên, người chưa thành niên còn có thể được miễn trách nhiệm hình sự có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả.

Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục khác:

  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều: Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật hình sư.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự trừ tội phạm quy định tại các điều: Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật Hình sự.
  • Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Nếu sau khi tham khảo các nội dung trên mà bạn vẫn chưa hiểu trường hợp của bạn hay người thân, bạn bè của bạn có được miễn trách nhiệm hình sự hay không, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Luật Quang Huy sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin của bạn và đưa ra tư vấn chi tiết cho trường hợp của bạn.

Miễn trách nhiệm hình sự có phải thực hiện thủ tục gì không?
Miễn trách nhiệm hình sự có phải thực hiện thủ tục gì không?

5. Miễn trách nhiệm hình sự có phải thực hiện thủ tục gì không?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, thẩm quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự thuộc về Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án.

Các trường hợp người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hình sự thì có thể làm đơn xin miễn trách nhiệm hình sự để cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo yêu cầu của bị hại hoặc theo kết quả hoà giải của hai bên theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự thì cần phải có cả đơn bãi nại của người bị hại và biên bản hoà giải, bồi thường thiệt hại của hai bên.


6. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
  • Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Điều 29 Bộ luật hình sự: Miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự hiện hành.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu bài viết chưa giải đáp được toàn bộ thắc mắc hay cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn luật Hình sự trực tuyến qua Hotline 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ một cách rõ ràng nhất.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top