Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ bị phạt gì?

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ bị phạt gì?
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Thế nào là quyền sở hữu công nghiệp?

Hình phạt cho người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định ra sao?

Cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?

Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ cung cấp cho bạn những quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể phải chịu hình phạt gì để bạn có thể tham khảo.


1. Thế nào là quyền sở hữu công nghiệp?

Theo quy định Khoản 4, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, quyền sở hữu công nghiệp được hiểu:

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.


2. Hình phạt cho tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với người phạm tội

2.1 Hình phạt chính

Theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, Điều 226 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể phải chịu các hình phạt cụ thể:

2.1.1 Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Nếu bạn phạm tội cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2.1.2 Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Nếu bạn phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
  • Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Việc xác định hình phạt cụ thể khi phạm tội đối với người không nắm chắc các kiến thức pháp luật, không có nhiều kinh nghiệm trong xét xử các vụ án hình sự là việc không hề đơn giản.

Ngoài các tình tiết định khung hình phạt như trên, Toà án còn căn cứ vào tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và nhân thân người phạm tội.

Do đó, để xác định đúng nhất hình phạt áp dụng, bạn nên tìm đến những văn phòng luật sư hay công ty luật uy tín hoặc những Luật sư có kinh nghiệm dày dặn, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại công ty của chúng tôi, các Luật sư đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải quyết các vụ án hình sự.

Thậm chí, có những Luật sư từng có thời gian là Thẩm phán, là người ra quyết định hình phạt cho những vụ án trên thực tế.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

2.2 Hình phạt bổ sung

Ngoài những hình phạt chính, nếu bạn phạm tội thao túng thị trường chứng khoán có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ bị phạt gì?
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ bị phạt gì?

3. Hình phạt cho pháp nhân phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

3.1 Hình phạt chính

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 226 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, pháp nhân phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể phải chịu các hình phạt cụ thể:

3.1.1 Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

Nếu pháp nhân phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.

3.1.2 Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm

Hình phạt này áp dụng khi pháp nhân phạm tội thuộc các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
  • Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Việc xác định hình phạt cụ thể đối với pháp nhân thương mại phạm tội không nắm chắc kiến thức pháp luật, không có kinh nghiệm xét xử là việc không đơn giản.

Ngoài các tình tiết định khung hình phạt như trên, Toà án còn căn cứ vào tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 84, Điều 85 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 để quyết định hình phạt áp dụng cho bạn.

Do đó, để xác định đúng nhất hình phạt áp dụng, bạn nên tìm đến những văn phòng luật sư hay công ty luật uy tín hoặc những Luật sư có kinh nghiệm dày dặn, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại công ty của chúng tôi, các Luật sư đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải quyết các vụ án hình sự.

Thậm chí, có những Luật sư từng có thời gian là Thẩm phán, là người ra quyết định hình phạt cho những vụ án trên thực tế.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

3.2 Hình phạt bổ sung

Ngoài những hình phạt chính, nếu pháp nhân phạm tội trốn thuế có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Hình phạt cho pháp nhân phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Hình phạt cho pháp nhân phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

4. Cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với người phạm tội

4.1 Chủ thể tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với người phạm tội

Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể phạm tội còn có thể là pháp nhân thương mại.

4.2 Khách thể thể tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với người phạm tội

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân được pháp luật quy định và bảo vệ.

4.3 Mặt chủ quan tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với người phạm tội

Người hoặc pháp nhân phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội thực hiện tội phạm nhằm mục đích thu lợi bất chính.

4.4 Mặt khách quan tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với người phạm tội

Có hành vi chiếm đoạt quyển sở hữu (quyền sở hữu trí tuệ) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Hành vi chiếm đoạt ở đây được hiểu là chuyển dịch một cách bất hợp pháp quyền sở hữu các đối tượng nêu trên từ của người khác thành của mình đồng thời làm cho chủ sở hữu của các đối tượng nêu trên mất đi khả năng thực tế thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với các đối tượng bị chiếm đoạt.

Việc chiếm đoạt được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau để chiếm đoạt.

Có hành vi sử dụng bất hợp pháp (trái pháp luật) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  • Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
  • Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Các đối tượng nêu trên là các đối tượng được Nhà nước bảo hộ tức là đã được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Các hành vi nêu trên phải đạt tới quy mô thương mại thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Nếu không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như nêu ở trên, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về cấu thành tội phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật Quang Huy qua Tổng đài 19006588.


5. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Trên đây là toàn bộ nội dung về hình phạt của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề này.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top