Tội vi phạm quy định về cạnh tranh có bị phạt tù không?

Hình phạt của người phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm quy định về cạnh tranh có xu hướng gia tăng với thủ đoạn ngày càng đa dạng. Để hạn chế tình trạng này cần có những hình phạt kiềm chế nó.

Vậy, những hình phạt cho tội vi phạm quy định về cạnh tranh là gì? Vi phạm quy định cạnh tranh có bị phạt hành chính hay không? Các cấu thành tội phạm của tội danh này là gì?

Nếu bạn đang quan tâm đến tội vi phạm quy định về cạnh tranh thì hy vọng viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ cung cấp đủ đến bạn thông tin về vấn đề này.


1. Điều 217 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gì?

Theo điều 217 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 nằm trong Mục 3 Chương XVIII quy định về Tội vi phạm quy định về cạnh tranh.


2. Hình phạt của người phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh

2.1 Hình phạt chính

Theo quy định tại điều 217 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 người phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh phải chịu các hình phạt như sau:

2.1.1 Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Hình phạt này áp dụng đối với người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
  • Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Hành vi được thực hiện dẫn tới các hậu quả và mục đích như:

  • Gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng

2.1.2 Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Bạn sẽ phải chịu hình phạt này nếu bạn phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh có hành vi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt: được hiểu là trường hợp khi phạm tội, người phạm tội có những mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người bị hại hoặc những người khác khó lường thấy trước được để đề phòng.
  • Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền: được hiểu là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh”.(khoản 5, Điều 3, Luật Cạnh tranh 2018)
  • Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên
  • Gây thiệt hại cho người khác 5.000.000.000 đồng trở lên.

Ngoài các trường hợp được liệt kê tại các khung hình phạt trên, việc quyết định hình phạt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Điển hình như việc người phạm tội có hay không những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ tội phạm theo quy định tại Điều Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nhân thân người phạm tội hay hoàn cảnh của họ (phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên,…) cũng sẽ là một trong những yếu tố liên quan đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội.

Do đó, người phạm tội thuộc trường hợp áp dụng mức khung hình phạt cao vẫn có thể được giảm nhẹ hơn nếu như có những tình tiết giảm nhẹ hoặc có nhân thân tốt hay có hoàn cảnh đặc biệt.

Ngược lại, nếu có những tình tiết tăng nặng theo quy định, trong quá trình xét xử Tòa án có thể nhận thấy được, quyết định hình phạt có nâng cao hơn so với khung hình phạt.

Như vậy, để xác định được trường hợp vụ án có thể có mức hình phạt cao hay thấp, bạn nên tìm đến những văn phòng luật sư hay công ty luật uy tín hoặc những Luật sư có kinh nghiệm dày dặn, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại công ty của chúng tôi, các Luật sư đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải quyết các vụ án hình sự.

Thậm chí, có những Luật sư từng có thời gian là Thẩm phán, là người ra quyết định hình phạt cho những vụ án trên thực tế.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

2.2 Hình phạt bổ sung

Ngoài các hình phạt chính thì người phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh có thể sẽ phải chịu các hình phạt bổ sung đi kèm như:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ,
  • Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hình phạt của người phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh
Hình phạt của người phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh

3. Hình phạt của pháp nhân phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh

3.1 Hình phạt chính

Theo quy định tại điều 217 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì pháp nhân thương mại cũng có những hình phạt cụ thể cho hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh, cụ thể như sau:

3.1.1 Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng

Hình phạt này áp dụng đối với pháp nhân thương mại có hành vi:

  • Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
  • Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Các hành vi của pháp nhân thương mại gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc nhằm mục đích riêng như:

  • Gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.
Hình phạt của pháp nhân phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh là phạt tiền
Hình phạt của pháp nhân phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh là phạt tiền

3.1.2 Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm

Hình phạt Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm được áp dụng đối với pháp nhân thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Phạm tội 02 lần trở lên
  •  Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt: được hiểu là trường hợp khi phạm tội, người phạm tội có những mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người bị hại hoặc những người khác khó lường thấy trước được để đề phòng.
  • Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền: được hiểu là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh
  • Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên
  • Gây thiệt hại cho người khác 5.000.000.000 đồng trở lên.

3.2 Hình phạt bổ sung

Ngoài các hình phạt chính dành cho pháp nhân khi có hành vi vi phạm quy định cạnh tranh thì còn có các hình phạt bổ sung đi kèm như:

  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng
  • Cấm kinh doanh
  • Cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
  • Cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Hiện nay, Bộ luật Hình sự đã có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh.

Tuy nhiên để xác định hình phạt chính xác còn cần phải căn cứ vào các yếu tố khác của vụ án như các tình tiết tăng nặng, hoặc tình tiết giảm nhẹ của pháp nhân thương mại phạm tội.

Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp áp dụng mức khung hình phạt cao vẫn có thể được giảm nhẹ hơn nếu chủ động khắc phục hậu quả hoặc thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ khác tuỳ vụ án. Hoặc nếu pháp nhân đó có những tình tiết tăng nặng theo Điều 85 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, pháp nhân của bạn có thể phải chịu hình phạt cao nhất trong khung hình phạt trên.

Do vậy, để có thể xác định các tình tiết giảm nhẹ, hoặc các tình tiết có lợi khác để giảm bớt hình phạt bạn nên tìm đến những văn phòng luật sư hay công ty luật uy tín hoặc những Luật sư có kinh nghiệm dày dặn để thực hiện hỗ trợ, bào chữa.

Như tại Luật Quang Huy của chúng tôi, các Luật sư đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải quyết các vụ án hình sự.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.


4. Cấu thành tội phạm của tội vi phạm quy định về cạnh tranh

4.1 Chủ thể tội vi phạm quy định về cạnh tranh

Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ngoài ra chủ thể của tội danh này còn có thể là pháp nhân thương mại.

4.2 Khách thể tội vi phạm quy định về cạnh tranh

Tội phạm này xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp).

4.3 Mặt chủ quan tội vi phạm quy định về cạnh tranh

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp).

Mục đích của hành vi phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh là nhằm thu lợi bất chính và gây thiệt hại cho bên cạnh tranh.

Cấu thành tội phạm của tội vi phạm quy định về cạnh tranh
Cấu thành tội phạm của tội vi phạm quy định về cạnh tranh

4.4 Mặt khách quan tội vi phạm quy định về cạnh tranh

Hành vi khách quan được quy định gồm các dạng hành vi trực tiếp tham gia hoặc thực hiện các hành vi:

  • Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
  • Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, nguồn cung dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Dấu hiệu hậu quả được quy định là gây thiệt hại cho người khác từ 01 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên.

Việc xác định cấu thành tội phạm rất quan trọng, bởi lẽ, nếu bạn không có đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm trên sẽ không bị áp dụng các hình phạt theo quy định.

Nếu cần hỗ trợ để biết trường hợp của bạn hay người thân của bạn có đủ yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về cạnh tranh hay không, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.


5. Vi phạm quy định về cạnh tranh có bị xử lý hành chính không?

Theo Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh của Chính phủ ban hành, mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh có thể lên tới hai tỷ đồng.

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung. Ngoài các hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả khác.

Một số hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính như:

  • Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan có thể bị phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm;
  • Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định có thể bị phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm;
  • Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thời hạn theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
  • Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
  • Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền.
  • Hành vi sáp nhập doanh nghiệp phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập từ 01 % đến 05 % tổng doanh thu trên thị trường liên quan của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm theo quy định
  • Hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất đối với hành vi hợp nhất bị cấm theo quy định
  • Hành vi mua lại doanh nghiệp phạt tiền doanh nghiệp mua lại từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại đối với hành vi mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác bị cấm theo quy định
  • Hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm phạt tiền các bên tham gia liên doanh từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp tham gia liên doanh đối với hành vi liên doanh bị cấm theo quy định tại
  • Hành vi không thông báo tập trung kinh tế phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định
  • Hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế khác phạt tiền từ 0,5% đến 01% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế
  • Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng
  • Hành vi ép buộc trong kinh doanh phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi hợp ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định trên đối với hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
  • Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định trên đối với hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
  • Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định trên đối với hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
  • Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây: đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác. So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Phạt tiền gấp hai lần mức quy định trên đối với hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

  • Hành vi vi phạm các quy định khác liên quan đến quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh như tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc bí mật điều tra; gây rối tại phiên điều trần thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
  • Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền (Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Quốc gia) phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc trường hợp được miễn trừ theo quy định
  • Hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
  • Luật Cạnh tranh 2018
  • Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

Nội dung bài viết trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tội vi phạm quy định về cạnh tranh theo quy định pháp luật hiện hành.

Nếu bài viết chưa cung cấp đầy đủ được thông tin theo nhu cầu cho bạn hoặc bạn còn những thắc mắc có liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại, hãy liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn luật Hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Với vai trò là một công ty có kinh nghiệm là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước Luật Quang Huy luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top