Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Nhận thức rõ về sự nguy hiểm của các hành vi phạm tội liên quan đến chức vụ, Nhà nước ta đã và đang ban hành nhiều quy định để răn đe, hạn chế các loại tội phạm này, tránh xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ.

Vậy với hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi thì hình phạt dành cho tội danh này được pháp luật quy định cụ thể ra sao? Các yếu tố cấu thành tội phạm này như thế nào?

Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ phân tích vấn đề hình phạt cho tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi để bạn có thể tham khảo.


1. Thế nào là lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi?

Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi là hành vi trực tiếp hay qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ.


2. Hình phạt của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

2.1 Hình phạt chính

Theo quy định tại Điều 366 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt chính của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là phạt cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn.

Thời hạn của hình phạt tù và cải tạo không giam giữ sẽ phụ thuộc vào số tiền, giá trị tài sản, lợi ích vật chất mà người phạm tội nhận hay tình tiết khác nhau của vụ án.

Cụ thể:

2.1.1 Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Bạn sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm:

  • Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Lợi ích phi vật chất.

2.1.2 Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Bạn sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

2.1.3 Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Bạn sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu phạm tội trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi
Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

Dựa theo quy định trên, người có hành vi phạm tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi có thể phải chịu hình phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm hoặc phạt cải tạo không giam giữ. Chỉ cần nhận mức tiền, tài sản lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng hay lợi ích phi vật chất nào đó, người phạm tội đã phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc quyết định hình phạt ngoài việc xác định số tiền, giá trị tài sản, lợi ích vật chất mà người phạm tội nhận hay số lần, mức độ tái phạm, thẩm phán còn phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bên cạnh đó, nhân thân người phạm tội hay hoàn cảnh của họ (phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra, người phạm tội bị đe dọa, cưỡng bức,…) cũng sẽ là một trong những yếu tố liên quan đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội.

Cũng chính vì vậy mà nếu hành vi của người phạm tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi vi phạm ở khung hình phạt cao nhưng có tình tiết giảm nhẹ hay nhân thân tốt, trước đó chưa phạm tội lần nào, thành thật khai báo, khắc phục thiệt hại xảy ra hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ thì Toà án có thể xem xét để giảm nhẹ hình phạt ở khung thấp hơn.

Để xác định được các tình tiết có lợi hay bất lợi cho người phạm tội, xác định được mức phạt cụ thể nhất, bạn nên tìm đến những Luật sư uy tín, có thâm niên, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại Luật Quang Huy, các Luật sư đa phần đều từng là Thẩm phán với kinh nghiệm nhiều năm xét xử cũng đã từng là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án hình sự.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

2.2 Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.


3. Cấu thành tội phạm của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

3.1 Chủ thể tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

Chủ thể của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi không phải là chủ thể đặc biệt, là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự, người phạm tội có thể là bất kỳ ai, chỉ cần có ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn. Chủ thể của tội này thường có mối quan hệ nhất định với người có chức vụ, quyền hạn (như vợ, chồng, con, bà con thân, bạn thân…).

3.2 Khách thể tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

Khách thể của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi cũng tương tự như khách thể của tội nhận hối lộ hoặc tội đưa hối lộ, đó là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức bị thoái hoá biến chất.

3.3 Mặt chủ quan tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, người thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Mục đích của tội phạm này lại là dấu hiệu bắt buộc, nếu người phạm tội không có mục đích trục lợi thì người có hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn không cấu thành tội phạm này. Dấu hiệu trục lợi quy định trong cấu thành tội phạm này không phải là động cơ mà là mục đích. Còn động cơ của người phạm tội trước hết là vì tư lợi, ngoài ra có thể vì động cơ khác. Nhà làm luật không quan tâm đến động cơ của người phạm tội mà chỉ quy định mục đích.

Cấu thành tội phạm của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi
Cấu thành tội phạm của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

3.4 Mặt khách quan tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

3.4.1 Hành vi khách quan

Mặt khách quan của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi thể hiện việc có hành vi dùng ảnh hưởng của mình thông qua các mối quan hệ nhất định thường là đã có trước đó đối với người có chức vụ, quyền hạn (như là vợ, chồng, con, ân nhân, là bà con thân thuộc… của người có chức vụ quyền hạn) để thúc đẩy họ làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm.

Việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác (gồm cả lợi ích vật chất hoặc phi vật chất) có thể trực tiếp nhưng cũng có thể qua trung gian môi giới.

Thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ lúc người phạm tội nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác (đây cũng là điểm khác với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi).

Dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ quyền hạn là lợi dụng mối quan hệ giữa mình với người có chức vụ, quyền hạn để yêu cầu, thúc dục, chi phối người này làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm. Biểu hiện của hành vi thúc đẩy có thể là trực tiếp yêu cầu; viết thư, gọi điện thoại; thông qua người khác để yêu cầu…Việc yêu cầu này có thể là một lần, nhưng có thể là nhiều lần cho đến khi yêu cầu đó được đáp ứng. Nội dung của yêu cầu mà người phạm tội đưa ra là vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người mà người phạm tội nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

3.4.2 Hậu quả

Hậu quả của tội tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, vì số tiền mà người phạm tội nhận không phải là hậu quả của tội phạm này mà nó chỉ là hành vi khách quan (hành vi nhận tiền), còn số tiền bao nhiêu lại là phương tiện thực hiện tội phạm, còn hậu quả của tội phạm này chỉ là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ và những thiệt hại nghiêm trọng khác do hành vi phạm tội gây ra.

Nếu tiền hoặc tài sản mà người phạm tội nhận chưa đến 2.000.000 đồng và không thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì chưa cấu thành tội phạm, vì chưa thỏa mãn dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm chứ không phải vì chưa có hậu quả xảy ra.

Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ 4 yếu tố, đó là: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Nếu một trong 4 yếu tố đó không thỏa mãn thì hành vi không cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, định tội danh, định khung hình phạt.

Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về cấu thành tội phạm tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật Quang Huy qua Tổng đài 19006588.


4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bài viết trên đây của chúng tôi là hướng dẫn cho bạn đọc về vấn đề hình phạt cho tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi theo Điều 366 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu bài viết chưa giải đáp được toàn bộ thắc mắc hay cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn luật Hình sự trực tuyến qua Hotline 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top