Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì?

Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì?
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì?

Bạn đang tìm hiểu tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì?

Và tái phạm nguy hiểm có gì khác so với tái phạm?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ làm rõ các vấn đề trên.


1. Tái phạm là gì?

Tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định:

Tái phạm là trường hợp người phạm tội bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.


2. Tái phạm nguy hiểm là gì?

Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì?
Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì?

3. So sánh tái phạm và tái phạm nguy hiểm

3.1 Điểm giống nhau giữa tái phạm và tái phạm nguy hiểm

Đây đều là hai tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

Tái phạm và tái phạm nguy hiểm đều là việc người phạm tội thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự; đã từng bị kết án, chưa được xóa án tích và tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm.

3.2 Phân biệt tái phạm và tái phạm nguy hiểm

Bên cạnh những điểm giống nhau, tái phạm và tái phạm nguy hiểm còn có rất nhiều những điểm khác biệt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và yếu tố lỗi như sau:

Tái phạm khoản 1 Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Tái phạm nguy hiểm theo điểm a khoản 2 Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Tái phạm nguy hiểm theo điểm b khoản 2 Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Hành vi vi phạm thực hiện trước đó
  • Đã bị kết án;
  • Thuộc bất kỳ loại tội phạm nào;
  • Lỗi cố ý hoặc vô ý
  • Đã bị kết án
  • Thuộc loại tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
  • Lỗi cố ý
  • Đã tái phạm (có nghĩa là bị kết án ít nhất hai lần trở lên)
Hành vi vi phạm thực hiện hiện nay
  • Hành vi đó thuộc bất kỳ loại tội phạm nào, được thực hiện với lỗi cố ý
  • Hoặc đó là tội rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện với lỗi vô ý
  • Tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thực hiện với lỗi cố ý
  • Hành vi đó thuộc bất kỳ loại tội nào được thực hiện với lỗi cố ý
Yếu tố lỗi Do lỗi vô ý hoặc cố ý Do lỗi cố ý Do lỗi cố ý

Dựa vào những phân tích ở trên, có thể hiểu, cả tái phạm và tái phạm nguy hiểm đều là những hành vi thể hiện tính chất nguy hiểm cao cho xã hội. Trong đó, tái phạm nguy hiểm được coi là dạng đặc biệt của tái phạm.

Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết mình thuộc trường hợp nào, ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt như thế nào hãy liên hệ ngay cho Luật Quang Huy qua Tổng đài 19006588.

Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho bạn đọc, xác định trường hợp của bạn có phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay không.


4. Tái phạm và tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong Bộ luật hình sự với cùng một tội phạm cụ thể những tình tiết này có mức độ gây nguy hiểm cao hơn so với trường hợp thông thường.

Theo đó, tái phạm và tái phạm nguy hiểm đều nằm trong danh mục các tình tiết tăng nặng được quy định tại Bộ luật hình sự, nó là một trong những căn cứ để Toà án xác định mức hình phạt cụ thể cho người phạm tội.

Tuy nhiên, khi nào mới được áp dụng tái phạm, tái phạm nguy hiểm là một tình tiết tăng nặng để tăng mức hình phạt và khi nào không được áp dụng?

Trong bộ luật hình sự, đối với một số tội tái phạm, tái phạm nguy hiểm được quy định là tình tiết định khung hình phạt. Và khi đã xác định đó là tình tiết định khung hình phạt thì sẽ không được tính là tình tiết tăng nặng.

Tuy nhiên, Tại điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hai cụm từ “tái phạm” và “tái phạm nguy hiểm” được ngăn cách bởi từ hoặc, vì vậy đây là hai tình tiết khác nhau.

Nghĩa là, nếu đối với một tội phạm, đã áp dụng tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung thì hoàn toàn có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng là tái phạm.

Như đã nhắc ở trên, tái phạm và tái phạm nguy hiểm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao hơn, nên nếu số lần tái phạm và tái phạm nguy hiểm ngày càng nhiều thì mức hình phạt càng cao và ngược lại, nếu nhân thân của người phạm tội tốt thì hoàn toàn có thể xin giảm nhẹ mức hình phạt.


5. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cho bạn đọc cách xác định thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm; những điểm khác biệt và tình tiết tăng nặng của hai tình tiết trên.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu bài viết chưa giải đáp được toàn bộ thắc mắc hay cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn luật Hình sự trực tuyến qua Hotline 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top