Điều kiện, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

9 điều bạn phải biết về sáp nhập doanh nghiệp

Có phải bạn đang gặp một số vấn đề khi thực hiện việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, không biết thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Trong bài viết này Luật Quang Huy sẽ giải đáp và hướng dẫn thủ tục cho bạn.


1. Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 1, Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là một hình thức tập trung kinh tế, theo đó sẽ có một công ty nhận sáp nhập một hay một số công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại, chấm dứt hoạt động của công ty bị sáp nhập.


2. Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp

  • Trường hợp sáp nhập mà công ty nhận sáp nhập chiếm từ 30% đến 50% thị phần của thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty nhận sáp nhập bắt buộc phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh;
  • Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập Điều lệ công ty được sáp nhập, bầu hoặc bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;
  • Công ty nhận sáp nhập kế thừa hưởng các quyền lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập;
  • Phải thông báo đến Uỷ ban cạnh tranh quốc gia trước khi thực hiện sáp nhập nếu hợp nhất công ty được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam, giá trị giao dịch từ 1000 tỷ trở lên, thị phần kết hợp của các công ty hợp nhất từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

3. Hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp

Hồ sơ thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp bao gồm các thành phần sau đây:

  • Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp.
  • Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập.
  • Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập.
  • Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục II-5 (tham khảo mẫu tại: Phụ lục II-5) ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

4. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Lưu ý: Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định.

Doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập doanh nghiệp. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

9 điều bạn phải biết về sáp nhập doanh nghiệp
9 điều bạn phải biết về sáp nhập doanh nghiệp

5. Trường hợp cấm sáp nhập doanh nghiệp

Nghiêm cấm các trường hợp sáp nhập mà trong đó công ty nhận sáp nhập chiếm trên 50% thị phần của thị trường liên quan, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.


6. Hậu quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Hậu quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp là giải quyết các mối quan hệ tài sản gắn với trách nhiệm pháp lý về tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia sáp nhập doanh nghiệp, theo đó, pháp luật quy định:

  • Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các doanh nghiệp sáp nhập, doanh nghiệp bị sáp nhập trong việc giải quyết các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với doanh nghiệp bị sáp nhập. Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ kế thừa các quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm với khách hàng, người lao động và các đối tác khác phát sinh từ các nghĩa vụ dân sự giữa doanh nghiệp bị sáp nhập với họ. Một nội dung quan trọng của sáp nhập doanh nghiệp đó là việc định giá tài sản, phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp bị sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong tương quan so sánh khi quy đổi tỷ lệ phần vốn góp với chủ sở hữu doanh nghiệp nhận sáp nhập. Các nội dung nói trên sẽ được ghi nhận cụ thể trong hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp căn cứ trên sự thỏa thuận của các bên tham gia sáp nhập và quy định của pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp như nguyên tắc định giá, cơ sở định giá tài sản, phương pháp định giá tài sản, tổ chức định giá tài sản.
  • Việc chấm dứt tư cách pháp lý của một chủ thể kinh doanh độc lập, chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý của doanh nghiệp bị sáp nhập bằng việc xóa tên doanh nghiệp bị sáp nhập trong sổ đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.

7. Lợi ích của việc sáp nhập doanh nghiệp

7.1. Thứ nhất, M&A là một hình thức đầu tư vốn dư thừa hiệu quả và có kiểm soát

Khi đầu tư vốn vào hoạt động M&A, bên mua không chỉ được nắm giữ cổ phần mà còn được nắm quyền kiểm soát đối với công ty bán. Do đó, bên mua được kiểm soát việc công ty bán sử dụng nguồn vốn của mình như thế nào.

Điều này giúp cho bên mua được nắm quyền chủ động, việc đầu tư nguồn vốn có lời hay lỗ thì cũng là một phần được dựa trên quyết định của bên mua. Điểm này khác với hình thức đầu tư vốn thông thường là doanh nghiệp chỉ bỏ vốn và việc lời hay lỗ thì đều phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty được đầu tư.

7.2. Thứ hai, giúp tăng doanh thu

M&A là một hình thức đầu tư mà bên mua có thể thực hiện nhằm tăng doanh thu nhờ vào việc mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần, sáp nhập hoặc là thâu tóm một công ty khác có tiềm năng trên thị trường và dựa vào hoạt động kinh doanh của công ty đó để mang lại nguồn doanh thu cho công ty của mình.

7.3. Thứ ba, giúp giảm chi phí đầu tư

Nhờ tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có từ bên bán như máy móc, nhân lực, thị phần, kênh phân phối của công ty mục tiêu, bên mua có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí sau khi tham gia vào hoạt động M&A.

7.4. Thứ tư, nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường thông qua mở rộng thị trường địa lý và sản phẩm

Thông qua M&A, doanh nghiệp sẽ chiếm một lượng thị phần lớn trên thị trường, qua đó mà có thể mở rộng thị trường địa lý cũng như thị trường sản phẩm và có sức ảnh hưởng lớn hơn.

7.5. Thứ năm, giảm đối thủ cạnh tranh

Sau khi các công ty thực hiện một thương vụ M&A thành công, thì bên mua sẽ được nắm quyền kiểm soát một phần hoặc toàn bộ đối với công ty của bên bán. Do đó mà đối thủ cạnh tranh của bên mua sẽ được giảm xuống.

7.6. Thứ sáu, thu lại lợi nhuận nhanh nhất từ công ty

Khi hoạt động M&A được thực hiện thành công, bên bán sẽ có cơ hội được thu lại một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận từ công ty mà không cần phải tốn nhiều thời gian.

Vì khi tham gia vào hoạt động M&A thì bên mua thường là những công ty có nguồn vốn vững mạnh và có vị thế trên thị trường cho nên bên bán sẽ thu lại được lợi nhuận một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn mà không cần phải chờ bên mua huy động nguồn vốn.

7.7. Thứ bảy, có thể chấm dứt hoạt động của công ty bằng thủ tục nhanh chóng

Nhờ hoạt động M&A, bên bán có thể trao toàn bộ quyền kiểm soát cho bên mua ngay sau khi hoàn thành xong các thủ tục và chấm dứt quyền cũng như nghĩa vụ liên quan mà không phải giải quyết những vấn đề như nợ,… vì đã được giao cho bên mua.

7.8. Thứ tám, tối đa hóa nguồn lợi từ hoạt động định giá toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình của công ty

Khi thực hiện hoạt động M&A, bên bán có thể bán toàn bộ tài sản của công ty mình cho bên mua. Do đó, có thể tối đa hóa lợi nhuận nhờ vào việc bán tài sản hữu hình lẫn vô hình của mình.

7.9. Thứ chín, là một công cụ để phát triển doanh nghiệp từ vốn của công ty mua lại hoặc hợp nhất

Vì vậy, một số lợi ích mà bên bán có thể được hưởng từ bên mua khi thực hiện M&A là nguồn lực tài chính. Bởi vì sau khi thực hiện M&A thì tài chính của công ty sẽ được tăng lên đáng kể nhờ vào nguồn vốn mà bên mua đã bỏ ra, ngoài ra, khi thực hiện M&A thì bên bán còn được hưởng một số lợi ích từ công nghệ, thương hiệu,… mà bên mua có sẵn.

Do đó, rất nhiều doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế luôn quan tâm đến việc giao dịch M&A.


8. Nhược điểm của hoạt động sáp nhập doanh nghiệp

Việc sáp nhập doanh nghiệp đem rất nhiều lợi ích, tuy nhiên đi kèm với lợi ích sẽ xảy ra những rủi ro tiềm ẩn.

Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp mới thể hiện chi tiết và rõ nét. Tuy nhiên sáp nhập doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay đã bộc lộ một số nhược điểm và bất lợi đáng quan tâm như:

  • Khó khăn trong việc định giá giá trị thương mại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Việc xác định, đánh giá giá trị thương mại, ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp là rất khó, nếu có sai sót xảy ra trong quá trình định giá, doanh nghiệp mới thành lập không tạo ra giá trị, không kinh doanh hiệu quả nhanh chóng bị thị trường bỏ rơi.

  • Khó khăn trong việc quản lý doanh nghiệp mới thành lập.

Do mâu thuẫn nội bộ từ việc nắm bắt quyền hành sau khi sáp nhập, các yếu tố tài chính chưa được thống nhất dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình đàm phán, thương lượng sáp nhập doanh nghiệp có thể dẫn đến việc đánh mất một số cổ đông lớn do không thuyết phục được họ về tính khả thi và khả năng sinh lời sau khi sáp nhập.

  • Nhược điểm mà các doanh nghiệp e ngại sau khi sáp nhập là khả năng có nguy cơ đánh mất khách hàng và thị trường.

Mục đích chính của hoạt động sáp nhập doanh nghiệp là nâng cao giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường, do đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi mua bán không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, dẫn đến việc khách hàng rời đi, không nhận được sự ủng hộ của các phân khúc thị trường.

Một doanh nghiệp khi sáp nhập với một doanh nghiệp khác phải bỏ ra thời gian, tiền bạc để nghiên cứu, tìm hiểu tuy nhiên hiệu quả có thể không đạt được như mong đợi. Doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn đó để đầu tư vào những dự án tiềm năng, dễ thu được lợi nhuận và tỷ lệ thành công cao hơn.


9. Dịch vụ sáp nhập doanh nghiệp – Luật Quang Huy

Về lý thuyết, việc sáp nhập doanh nghiệp là công việc rất phức tạp.

Do vậy, nếu bạn không nắm được các quy định của pháp luật, không nắm được trình tự thủ tục sáp nhập doanh nghiệp và cũng không rõ những công việc bắt buộc phải thực hiện sau khi sáp nhập doanh nghiệp thì sẽ rất dễ bị xử phạt vi phạm.

Để tránh được những điều này thì Luật Quang Huy chính là đơn vị có thể giúp bạn thực hiện việc sáp nhập doanh nghiệp một cách dễ dàng.

Ngoài ra, với Luật Quang Huy hỗ trợ khách hàng không chỉ dừng lại ở việc khách hàng cầm trên tay Giấy đăng ký kinh doanh mới, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhận sáp nhập những công việc mang tính bắt buộc của pháp luật sau khi sáp nhập như kê khai thuế, hóa đơn, token (chữ ký số), khắc con dấu và các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, người lao động….

Có thể nói, Luật Quang Huy là đơn vị uy tín, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn ban đầu để có thời gian tập trung chuyên môn cho hoạt động kinh doanh sản xuất để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Và đây cũng chính là lý do rất nhiều đơn vị doanh nghiệp luôn muốn Luật Quang Huy là nơi hậu thuẫn phía sau về các vấn đề pháp lý để họ có thể yên tâm thực hiện việc sáp nhập doanh nghiệp mà không gặp phải bất kỳ rủi ro gì về pháp lý.

Khi bạn sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các thủ tục theo yêu cầu, theo ủy quyền của các bạn. Chúng tôi sẽ:

  • Tư vấn sơ bộ và đưa ra các phương án về việc sáp nhập doanh nghiệp;
  • Soạn thảo hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp;
  • Nộp và nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Sửa đổi, bổ sung, giải trình bộ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Khắc lại con dấu pháp nhân, xin cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu;
  • Mua hóa đơn, chữ ký số;

Bạn sẽ không mất công đi lại nhiều lần. Thời gian thực hiện chỉ từ 03 – 05 ngày làm việc.


10. Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Luật cạnh tranh 2018;
  • Thông tư 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 35/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về điều kiện, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top