Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ

Phân biệt cải tạo không giam giữ và án treo
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo những hệ lụy là tội phạm ngày càng gia tăng.

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã được ban hành phù hợp với các giai đoạn hiện tại, là căn cứ để các cơ quan chức năng xử lý các vụ án hình sự, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Án treo” và “cải tạo không giam giữ” là hình phạt hay biện pháp miễn chấp hành hình phạt?

Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc gửi đến cho chúng tôi.

Để đáp ứng được mong mỏi của các bạn khi đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Quang Huy, chúng tôi xin phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ như sau:


1. Án treo là gì?

Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.


1.1 Cải tạo không giam giữ là gì?

Cải tạo không giam giữ là một hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cải tạo, giáo dục tại nơi làm việc, học tập, cư trú dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập hoặc của chính quyền địa phương nơi họ cư trú.

Phân biệt cải tạo không giam giữ và án treo
Phân biệt cải tạo không giam giữ và án treo

2. Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ

Tiêu chí Án treo Cải tạo không giam giữ
Cơ sở pháp lý Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Điều 36 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Khái niệm Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Là hình phạt chính.
Điều kiện
  • Về mức phạt tù: bị phạt tù không quá 03 năm, không kể tội đã phạm là tội gì.
  • Về nhân thân người phạm tội: người phạm tội phải là người có nhân thân tốt.
  • Về các tình tiết giảm nhẹ:người phạm tội phải có các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015.
  • Thuộc trường hợp không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.
  • Về mức phạt tù: từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Điều kiện về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội: người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng.
  • Điều kiện để đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng hình phạt: có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng và xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Trường hợp không được áp dụng

 

Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP:

  • Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
  • Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;
  • Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;
  • Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.
Không có quy định
Thời hạn hình phạt Khoản 4, Khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015:

“4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

Khoản 1 Điều 36 Bộ luật hình sự 2015:

“Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.”

Thời gian thử thách Từ 01 năm đến 05 năm Không quy định
Chủ thể quản lý, giám sát Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.

Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.

Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Hình phạt bổ sung Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.  Khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

3. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
  • Bộ luật Hình sự năm 1999
  • Nghị quyết Số: 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ Luật Hình sự 2015 về án treo
  • Nghị định số 60/2000/NĐ-CP quy định thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc bạn có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật hình sự qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (3 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top