Kinh nghiệm mở quán ăn theo quy định

Chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn đúng quy định
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói với chi phí hợp lý và thời gian siêu tốc, vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Trân trọng.

Quán ăn là loại hình dịch vụ được cung cấp phổ biến hiện nay.

Nhưng làm thế nào để mở một quán ăn theo đúng quy định pháp luật mà vẫn đáp ứng các hiệu quả kinh tế?

Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ cung cấp thông tin cho bạn về kinh nghiệm mở quán ăn theo quy định.


1. Mở quán ăn có cần đăng ký kinh doanh không?

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Như vậy, ngoài các trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ, thu nhập thấp không cần đăng ký kinh doanh thì kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện và các hình thức kinh doanh khác đều phải đăng ký kinh doanh.

Trong khi đó, mở quán ăn là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm năm 2010:

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

Do vậy, mở quán ăn cần phải đăng ký kinh doanh.


2. Mở quán ăn cần những giấy tờ gì?

Mở quán ăn theo mô hình hộ kinh doanh cá thể cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Các giấy tờ cần chuẩn bị gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp khi mở quán ăn

Khi bạn muốn mở rộng quán ăn thành chuỗi thì nên chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống bạn cần lưu ý:

  • Chọn loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh hay công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân,…
  • Đặt tên doanh nghiệp tránh nhầm lẫn, đủ hai yếu tố loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp
  • Chọn trụ sở chính, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật đúng theo quy định pháp luật.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp bao gồm các bước như sau:

3.1 Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Tùy từng loại hình doanh nghiệp nên hồ sơ có thể khác nhau, cụ thể:

3.1.1 Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức);
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức

Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I-7 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục I-8 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài) theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

Thứ nhất, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

Thứ hai, quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

Thứ ba, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3.1.2 Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của chủ doanh nghiệp tư nhân.

3.1.3 Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Trường hợp công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, hồ sơ gồm Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP  của từng đại diện theo ủy quyền.

Danh sách người đại diện theo ủy quyền theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

Thứ nhất, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

Thứ hai, quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

Thứ ba, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ tư, văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

3.1.4 Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức);
  • Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

Thứ nhất, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

Thứ hai, quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

Thứ ba, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3.1.5 Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-5 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh);
  • Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-9 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

Thứ nhất, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

Thứ hai, quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

Thứ ba, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3.1.6 Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Bạn phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn đúng quy định
Chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn đúng quy định

3.2 Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bao gồm:

  • Trường hợp thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty hợp danh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh). Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
  • Trường hợp thành lập hộ kinh doanh: Bộ phận một cửa thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3.3 Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh/Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3.4 Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp

3.5 Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký sản xuất


4. Quy định về kinh doanh quán ăn

4.1 Kinh doanh quán ăn phải có những giấy phép gì?

Điều 34 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định cơ sở có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Một số giấy phép con khác mà quán ăn cần phải xin cấp:

  • Chuẩn bị giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu (Dành cho những quán ăn có bán rượu)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy

Như vậy, kinh doanh quán ăn phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, quán ăn cũng cần tuân thủ các quy định về trật tự xã hội của địa phương, các quy định về chỗ gửi xe của khu vực.

4.2 Các loại thuế phải nộp khi mở quán ăn

4.2.1 Thuế môn bài

Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP về mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình dựa vào mức thu nhập hằng năm của hộ gia đình đó gồm 3 mức như sau:

  • Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu/năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 500 triệu/năm trở lên thì nộp thuế môn bài 1000.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống được miễn thuế môn bài.

4.2.2 Thuế giá trị gia tăng

Căn cứ theo thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT

Trong đó Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng được tính theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3 khoản 2 điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC. Tỷ lệ thuế GTGT mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu.

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (Đối với quán ăn thành lập doanh nghiệp)

Tương tự đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp:

Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN

Đối với mặt hàng kinh doanh quán cafe, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Lưu ý: Đối với những quán kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu/1 năm không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.


5. Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Luật an toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC

Phía trên đây là chia sẻ của chúng tôi về kinh nghiệm mở quán ăn cho bạn đọc.

Nếu sau khi đọc bài viết, bạn đọc vẫn còn vướng mắc chưa được giải quyết thì vui lòng liên hệ tới Tổng đài 19006588, các chuyên viên, Luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp tất cả cho bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

5/5 - (3 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top