Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản

Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản
Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.

Trong các quan hệ dân sự, các giao dịch có tài sản đảm đảm thông qua hình thức thế chấp tài sản là một hình thức giao dịch diễn ra phổ biến trong đời sống.

Đối với việc thế chấp tài sản này các bên có thể ghi nhận trực tiếp trong hợp đồng chính (hợp đồng vay,..) hoặc có thể được lập thành một văn bản hợp đồng riêng.

Vậy hình thực của hợp đồng thế chấp tài sản như nào là đảm bảo, mẫu hợp đồng thế chấp tài sản hình thức ra sao?

Sau đây, Luật Quang Huy xin gửi đến bạn bài viết về Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản như sau:


1. Hợp đồng thế chấp tài sản là gì?

Thế chấp tài sản theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 được hiểu là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình (bên thế chấp) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, ngoài ra các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Hợp đồng thế chấp tài sản là việc hai bên (bên thế chấp và bên nhận thế chấp) thoả thuận với nhau về việc thế chấp tài sản đảm bảo, sau đó lập hợp đồng để ghi nhận với nhau các thỏa thuận đó.

Mục đích của Hợp đồng thế chấp tài sản là để đảm bảo được quyền và lợi ích cho các bên, trong hợp đồng có thể thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ, đối tượng thế chấp, giá trị của đối tượng thế chấp,thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, hiệu lực hợp đồng các phương thức giải quyết tranh chấp…


2. Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản

Dưới đây là mẫu hợp đồng thế chấp tài sản nói chung mà Luật Quang Huy cung cấp đến bạn. Bạn có thể tham khảo nội dung và cách thức soạn thảo hợp đồng này:

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN


3. Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng thế chấp tài sản

Đối với hợp đồng thế chấp tài sản, các bên có thể tự thoả thuận với nhau về các điều khoản trong hợp đồng cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế khi thực hiện giao dịch, tuy nhiên một hợp đồng thế chấp tài sản cũng nên đảm bảo có đủ các phần sau:

Phần I: Thông tin của hai bên ký kết hợp đồng.

Đây là các thông tin cần thiết để đảm bảo cá biệt hóa các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng này. Trong hợp đồng cần thể hiện rõ thông tin về tên, giấy tờ của cá nhân/tổ chức, địa chỉ, liên hệ,…

Phần II: Nội dung hợp đồng (tuỳ các bên thỏa thuận nhưng cần đảm bảo các nội dung).

  • Tài sản thế chấp là gì? Giá trị của tài sản thế chấp?
  • Việc thế chấp nhằm đảm bảo nghĩa vụ gì?
  • Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.
  • Phương thức xử lý tài sản thế chấp khi không thực hiện được nghĩa vụ đảm bảo.
  • Các thỏa thuận khác của các bên nếu có.
  • Cam kết của các bên.
  • Điều khoản chung: hình thức giải quyết tranh chấp; hợp đồng có thời hạn từ ngày; số bản hợp đồng… .

Phần III: Các bên ký và ghi rõ họ tên, xác nhận của công chứng viên (nếu có).


4. Quy định hợp đồng thế chấp tài sản

4.1 Chủ thể hợp đồng thế chấp tài sản

Chủ thể của hợp đồng thế chấp tài sản phải phù hợp với quy định về điều kiện của chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự.

Đối với chủ thể là cá nhân ký kết hợp đồng thế chấp thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Đối với chủ thể là tổ chức thì người đứng ra ký hợp đồng phải là người đại diện hoặc là người có thẩm quyền để ký hợp đồng trong tổ chức đó.

4.2 Hình thức hợp đồng thế chấp tài sản

Về nguyên tắc, hợp đồng thế chấp có thể được giao kết dưới nhiều hình thức, miễn là các bên có thể chứng minh được quan hệ hợp đồng.

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Hợp đồng thế chấp tài sản có thể lập dưới dạng văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

Tuy nhiên, cần lưu ý đối với một số hợp đồng cụ thể thì vẫn phải tuân theo quy định về hình thức.

Chẳng hạn như đối với Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập thành văn bản và tiến hành thủ tục đăng ký thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, đối với hợp đồng thế chấp tài sản thì các bên cần lập thành văn bản theo quy định của pháp luật có liên quan.

4.3 Nội dung của hợp đồng thế chấp tài sản

Nội dung của hợp đồng thế chấp tài sản do hai bên thỏa thuận tùy vào mục đích, nhu cầu của mình, nhưng các nội dung thỏa thuận không được trái các quy định của luật và trái với đạo đức xã hội.


5. Các câu hỏi thường gặp về hợp đồng thế chấp tài sản

5.1 Hợp đồng thế chấp tài sản có phải công chứng?

Không phải bất cứ một hợp đồng thế chấp tài sản nào cũng phải được công chứng nhưng đối với các loại tài sản mà luật chuyên ngành quy định thì các bên phải đi công chứng theo quy định của luật chuyên ngành chẳng hạn như tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…

Đối với các loại tài sản mà luật không bắt buộc phải đi công chứng thì các bên có thể xem xét để đi công chứng hay không.

Tuy nhiên trên thực tế các bên nên đi công chứng vì hợp đồng công chứng sẽ được đảm bảo hơn về cả mặt nội dung và hình thức hợp đồng, và sẽ là căn cứ pháp lý có giá trị hơn cho việc giải quyết tranh chấp sau này nếu có.

Chẳng hạn như theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 thì hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất và hợp đồng thế chấp nhà ở thuộc trường hợp phải công chứng, chứng thực.

5.2 Phí công chứng hợp đồng thế chấp tài sản

Phí công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản phụ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp.

Theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực thì mức phí công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản cụ thể như sau:

  • Trường hợp tài sản dưới 50 triệu đồng: phí công chứng là 50.000đ.
  • Trường hợp tài sản từ 50-100 triệu đồng: phí công chứng là 100.000đ.
  • Trường hợp tài sản dưới 100 triệu đồng- 01 tỷ đồng: phí công chứng là 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
  • Trường hợp tài sản dưới 01 tỷ đồng- 03 tỷ đồng: phí công chứng là 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1 tỷ đồng.
  • Trường hợp tài sản từ trên 03 tỷ đồng – 05 tỷ đồng: phí công chứng là 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 3 tỷ đồng.
  • Trường hợp tài sản từ trên 05 tỷ đồng – 10 tỷ đồng: phí công chứng là 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5 tỷ đồng.
  • Trường hợp tài sản từ trên 10 tỷ đồng – 100 tỷ đồng: phí công chứng là 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
  • Trường hợp tài sản từ trên 100 tỷ đồng: phí công chứng là 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: mẫu hợp đồng thế chấp tài sản.

Trong trường hợp cần được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ tốt nhất.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top