Lưu trú là gì? Quy định pháp luật về lưu trú như thế nào?

Lưu trú là gì
Những vấn đề pháp lý thường ngày như đăng ký khai sinh, đăng ký cư trú,... tưởng chừng đơn giản nhưng khi người dân thực hiện lại có nhiều vướng mắc. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã triển khai đường dây nóng tư vấn luật hộ tịch. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí.

     Hiện nay, các loại hình du lịch mới này không ngừng gia tăng, góp phần khai thác hiệu quả số căn hộ dư thừa trong nhân dân, thêm nguồn cung phòng cho du lịch và công ăn việc làm cho lao động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Khi công dân đến một địa điểm mới không thuộc nơi đăng ký thường trú thì cần thông báo lưu trú. Vậy lưu trú là gì? quy định pháp luật về lưu trú như thế nào? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Quang Huy chúng tôi xin cung cấp đến bạn thông tin liên quan đến lưu trú theo quy định của pháp luật.


Cơ sở pháp lý

  • Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013
  • Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết một số Điều của Luật Cư trú và Nghị định 31/2014 quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú

Lưu trú là gì?

      Lưu trú là một thuật ngữ là khá mới. Thuật ngữ “lưu trú” được thay thế cho thuật ngữ “tạm trú vãng lai”. Sự thay đổi này nhằm phân biệt rõ khái niệm “lưu trú” với khái niệm “cư trú”.

      Vậy lưu trú là gì?

      Theo quy định tại Điều 31 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 lưu trú được hiểu như sau:

Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú

Lưu trú là gì

      Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay lưu trú là việc công dân ở lại tại một địa điểm thuộc xã, phường thị trấn ngoài nơi cư trú của mình, nhưng không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp này, cá nhân lưu trú thường xác định rõ mục đích ở nơi lưu trú cũng như thời gian đến, thời gian rời đi khỏi nơi lưu trú đó.

      Quy định này nhằm đơn giản hóa thủ tục đối với việc quản lý khách vãng lai đi thăm người thân, đi du lịch, chữa bệnh… và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, được bảo đảm quyền và lợi ích của mình nơi lưu trú trong thời gian lưu trú.


Khi nào phải thông báo lưu trú?

      Theo quy định trên việc thông báo lưu trú được thực hiện khi công dân ở lại một địa điểm xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú và không thuộc trường hợp đăng ký tạm trú trong một khoảng thời gian nhất định.

      Khi cá nhân di chuyển đến một địa điểm khác để thực hiện mục đích nhất định của mình, như thăm gặp người thân, thực hiện công việc, đi du lịch,… trong một thời gian, kế hoạch xác định rõ ngày đến, ngày đi thì cần thực hiện việc thông báo lưu trú theo quy định.

Khi nào phải thông báo lưu trú

Ai có trách nhiệm thông báo lưu trú?

      Theo quy định tại Điều 31 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 những người có trách nhiệm phải thông báo lưu trú bao gồm:

  • Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú.
  • Người đến lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú.

      Như vậy, những chủ thể trên có trách nhiệm thực hiện việc thông báo lưu trú nhằm thực hiện tốt công tác quản lý dân cư tại địa phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Thủ tục thông báo lưu trú

      Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 35/2014/TT-BCA người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình với người có trách nhiệm thông báo lưu trú một trong các loại giấy tờ sau:

  • Chứng minh nhân dân;
  • Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng;
  • Giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh có giá trị thay thế;
  • Giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp;
  • Đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi;

      Nơi tiếp nhận thông báo lưu trú là trụ sở Công an xã, phường, thị trấn hoặc địa điểm khác tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương.

      Người có trách nhiệm thông báo lưu trú có thể thực hiện việc thông báo lưu trú trực tiếp tại hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng internet, mạng máy tính với Công an xã, phường, thị trấn. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, địa chỉ mạng internet, địa chỉ mạng máy tính, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú và hướng dẫn cách thông báo lưu trú.

      Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013, việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ hàng ngày. Cán bộ tiếp nhận thông báo lưu trú tại các địa điểm ngoài trụ sở Công an xã, phường, thị trấn phải thông tin, báo cáo số liệu kịp thời về Công an xã, phường, thị trấn; những trường hợp đến lưu trú sau 23 giờ thì báo cáo về Công an xã, phường, thị trấn vào sáng ngày hôm sau.

      Thời gian lưu trú tùy thuộc nhu cầu của công dân. Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú và không cấp giấy tờ chứng nhận lưu trú cho công dân.


      Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về vấn đề lưu trú là gì và các thông tin liên quan tới thủ tục khai báo lưu trú. Nếu có thắc mắc bạn vui lòng liên hệ tới Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua TỔNG ĐÀI 19006588 của Luật Quang Huy.

      Trân trọng./.


 

5/5 - (1 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top