Quy định pháp luật về hợp đồng mua bán

Hợp đồng mua bán
Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.

Trong lịch sử phát triển của loài người, sự trao đổi hàng hóa dần xuất hiện và trở thành hoạt động phổ biến phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và tiêu dùng.

Nền kinh tế thị trường xuất hiện, trao đổi hàng hóa đã phát triển.

Vì lý do đó, hợp đồng mua bán ngày càng trở lên cần thiết hơn.

Chính vì sự đa dạng đó, hợp đồng mua bán đã trở thành một chế định trong pháp luật dân sự hiện hành.

Sau đây, Luật Quang Huy xin hướng dẫn về hợp đồng mua bán như sau:


1. Hợp đồng mua bán là gì?

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Mua – bán là quan hệ dân sự giữa người mua và người bán mà mỗi bên có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”

Như vậy, hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận của các bên mà theo đó:

  • Bên bán giao tài sản cho bên mua;
  • Bên mua trả tiền tương ứng với tài sản đã thỏa thuận.

Số lượng, chất lượng tài sản, thời gian địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận.

Nếu các bên không thỏa thuận thì thời gian, địa điểm giao hàng được xác định theo quy định của pháp luật.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là sau khi các bên giao kết hợp đồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác.


2. Mẫu hợp đồng mua bán

Bộ luật dân sự 2015 không quy định cụ thể về cách thức lập hợp đồng mua bán.

Tuy nhiên, để hợp đồng hợp pháp và đảm bảo quyền và lợi ích bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá của chúng tôi theo link dưới đây:

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ


3. Hợp đồng mua bán hàng hóa cũng là một hợp đồng mua bán thông thường

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng thương mại cơ bản.

Và nó cũng là một trường hợp của hợp đồng mua bán tài sản.

Nên các điều kiện chung về chủ thể, hình thức, đối tượng, thời điểm chuyển nhượng quyền sở hữu hay các loại hợp đồng đặc biệt thì vẫn áp dụng theo hợp đồng mua bán dân sự.

Ngoài ra, vì đối tượng là hàng hóa nên sẽ có thêm các điều kiện riêng biệt khác theo quy định của pháp luật thương mại.

Theo đó, về chủ thể, bên bán phải là chủ thể có đầy đủ năng lực dân sự.

Bên mua có thể chưa đầy đủ hoặc đầy đủ năng lực hành vi dân sự tùy từng đối tượng hàng hóa cụ thể là vật sinh hoạt thiết yếu hay là những hàng hóa giá trị cao, tiêu dùng thông thường,…

Về hình thức, hợp đồng có thể được thiết lập bằng hình thức lời nói, bằng hành vi hoặc bằng văn bản.

Trường hợp pháp luật có quy định bất buộc về hình thức thì phải theo quy định đó.

Về thời điểm chuyển nhượng quyền sở hữu, theo thỏa thuận của các bên sau khi chuyển tiền thanh toán hay khi nhận hàng thì quyền sở hữu sẽ chuyển sang bên mua.

Đối với hàng hóa phải đăng ký, sau khi đi đăng ký quyền sở hữu, hàng hóa đó sẽ thuộc sở hữu của bên mua hàng.

Về các loại hợp đồng đặc biệt, hàng hóa hay tài sản thì đều có thể thỏa thuận mua bán hàng hóa theo các hợp đồng này.

Theo đó, các bên có thể áp dụng hình thức mua bán sau: mua bán có bảo hành, mua bán trả chậm trả dần, bán đấu giá tài sản.


4. Đối tượng của hợp đồng mua bán

Theo Luật Thương mại 2005 quy định tại Khoản 2 Điều 3, định nghĩa hàng hóa như sau:

2. Hàng hóa bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai.

Theo đó, ta có thể hiểu, hàng hóa là những tài sản có thể sử dụng, tác động vào nó được. Bao gồm có động sản, các tài sản gắn liền với đất.

Còn các giấy tờ có giá, quyền tài sản như quyền sử dụng đất thì không được coi là hàng hóa.

Có thể hiểu, ngoài các giấy tờ có giá, các quyền tài sản không có thực thể thì các tài sản khác đều có thể trở thành hàng hóa.

Tuy nhiên, các hàng hóa đó đương nhiên phải được phép kinh doanh.

Đối với những hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện như: thuốc mê, ma túy, vũ khí, đạn dược,… thì phải theo một thủ tục nghiêm ngặt do nhà nước quản lý riêng.

Bên mua, bên bán phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được phép giao dịch.


5. Chủ thể hợp đồng mua bán

Vì đây là một loại hợp đồng thương mại, nên về mặt chủ thể sẽ có ít nhất một bên là thương nhân.

Đối với bên bán, chủ thể phải là thương nhân, hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận.

Còn đối với bên mua, chủ thể rất đa dang, có thể là:

  • Người chưa thành niên,
  • Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
  • Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự,
  • Pháp nhân, thương nhân khác,…

Nếu là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì tùy vào loại hàng hóa họ muốn mua thì có thể tự thực hiện hoặc phải thực hiện thông qua người đại diện.

Nếu là pháp nhân, cá nhân có đầy đủ năng lực dân sự thì họ được tự giao kết hợp đồng.

Trường hợp bên mua không phải tổ chức có đăng ký kinh doanh, các bên có thể lựa chọn luật dân sự hoặc luật thương mại điều chỉnh.

Trường hợp cả hai bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa đều là thương nhân, đều có đăng kí kinh doanh, quan hệ mua bán của họ sẽ do pháp luật thương mại điều chỉnh.

Việc xác định chủ thể và thỏa thuận mua bán áp dụng luật nào để xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giải quyết tranh chấp sau này của các bên.


6. Hình thức của hợp đồng mua bán

Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được xác lập bằng lời nói, bằng hành vi hoặc bằng văn bản.

Về cơ bản, đối với các loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày, giá trị hàng hóa nhỏ, các chủ thể thường thực hiện giữa cá nhân với cửa hàng kinh doanh.

Các bên thường chỉ thỏa thuận bằng miệng việc đưa hàng và trả tiền. Ví dụ khi mua hàng tại các cửa hàng tiện ích, siêu thị, chợ,…

Hợp đồng được xác lập bằng hành vi tức là các bên chỉ có sự giao tiếp bằng hành động cơ thể mà không có thỏa thuận bằng lời nói.

Trường hợp này thường là khi người dân mua hàng tại các máy bán hàng tự động.

Đối với các hợp đồng có giá trị lớn, số lượng hàng hóa lớn, để đảm bảo quyền lợi, họ thường xác lập hợp đồng bằng văn bản.

Nếu là các hàng hóa bắt buộc phải công chứng, chứng thực, hợp đồng phải có công chứng, chứng thực.

Đối với hợp đồng bằng văn bản, các bên chủ thể thường cùng đều là thương nhân, tổ chức kinh tế có đăng ký kinh doanh.

Vì giá trị hàng hóa lớn, các bên chủ thể đều là tổ chức, pháp nhân nên trong hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận chi tiết giá cả, đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các bên, các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, điều khoản thanh toán,… để có cơ sở bảo vệ quyền lợi của các bên.

Thường các hợp đồng sẽ được viết theo hợp đồng mẫu có sẵn.

Các hợp đồng mẫu hay sử dụng là hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng; hợp đồng mua bán máy móc, trang thiết bị; hợp đồng cung cấp thực phẩm;…


7. Thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản bán

Thông thường, khi bên mua trả tiền và nhận được tài sản như đã thỏa thuận, bên mua có quyền sở hữu đối với tài sản mua.

Đối với tài sản phải đăng ký, thời điểm chuyển quyền sở hữu là sau khi đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Điều 441 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ về thời điểm chịu rủi ro như sau:

1.Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2.Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Có nghĩa là, sau thời điểm chuyển quyền sở hữu thì bên bán không còn trách nhiệm gì đối với tài sản và không phải chịu bất kỳ rủi ro nào đối với tài sản nữa.

Trách nhiệm chịu rủi ro sẽ chuyển sang cho bên mua. bởi vì, sau khi chuyển quyền sở hữu, bên mua là chủ sở hữu đối với tài sản mua.


8. Một số giao dịch riêng theo quy định của luật thương mại

Ngoài các quy định chung tại Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 cũng có quy định một số loại giao dịch liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa,…

Tuy nhiên, các trường hợp này thì sẽ áp dụng luật chuyên ngành để giải quyết.

Vấn đề áp dụng pháp luật sẽ theo pháp luật thương mại.

Nếu pháp luật thương mại không quy định thì mới quay lại pháp luật dân sự để giải quyết.

Vì đến cuối cùng, bản chất các quan hệ thương mại vẫn là các quan hệ tài sản dân sự.

Ngoài ra, việc xác định giao dịch đó sẽ do pháp luật nào điều chỉnh sẽ giúp cho việc xác định cơ quan, tổ chức sẽ giải quyết tranh chấp cho các bên.

Nếu theo luật thương mại, các bên ngoài việc hòa giải, kiện ra Tòa án có thể yêu cầu trọng tài thương mại giải quyết.

Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết riêng các quan hệ thương mại, kinh tế mà nếu các bên thỏa thuận giải quyết theo pháp luật dân sự sẽ không được áp dụng trọng tài thương mại giải quyết.


9. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Luật Thương mại năm 2005

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc mong muốn trợ giúp thêm về cách soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa này bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật dân sự qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

4.7/5 - (3 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top