Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh trực tuyến

Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh trực tuyến
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo tuân theo những quy định tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,... Để giải đáp được cho bạn đọc về tất cả các vấn đề liên quan đến các vấn đề này, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua hotline 09.678910.86 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp!

Tra cứu thông tin doanh nghiệp nói chung, tra cứu ngành nghề kinh doanh (tra cứu ngành nghề KD) nói riêng là một trong những hoạt động cơ bản để nắm được thông tin doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để tra cứu ngành nghề KD của doanh nghiệp thì chúng ta cần phải làm gì? Làm như thế nào?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trực tuyến.


1. Tra cứu ngành nghề kinh doanh ở đâu?

Hiện nay ngành nghề kinh doanh không được ghi chi tiết ở trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà được đăng công bố tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, để tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, bạn có thể truy cập vào cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.


2. Tra cứu ngành nghề kinh doanh để làm gì?

Như đã đề cập ở trên, việc tra cứu thông tin của doanh nghiệp nói chung, tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng là một trong những cách để nắm được thông tin của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tùy từng đối tượng cụ thể mà mục đích của việc tra cứu này là không giống nhau.

  • Đối với doanh nghiệp hoặc cá nhân tiến hành việc kinh doanh

Tra cứu ngành nghề kinh doanh chính là việc tìm hiểu về xem khi đăng ký kinh doanh mình đã đăng ký ngành nghề đó hay chưa.

Nếu trong trường hợp sau khi tra cứu, trên hệ thống vẫn chưa có ngành nghề mình muốn kinh doanh, thì sẽ tiến hành thủ tục điều chỉnh thông tin ngành nghề đăng ký kinh doanh.

  • Đối với cơ quan Nhà nước:

Việc tra cứu ngành nghề kinh doanh của một doanh nghiệp là cơ sở để Nhà nước tiến hành hoạt động quản lý, thanh tra.

Nó cũng là cơ sở để xác định một doanh nghiệp có kinh doanh theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký hay không.

Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra, rà soát để yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy phép con (giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy ATVSTP, …)

  • Đối với đối tác hoặc khách hàng của doanh nghiệp, việc tra cứu để xem xét doanh nghiệp đó có kinh doanh ngành nghề đó hợp pháp hay không.

Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh trực tuyến

3. Tra cứu ngành nghề KD có điều kiện

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề kinh doanh mà khi đăng ký ngành nghề đó thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng đủ những điều kiện tương ứng với yêu cầu của ngành nghề đó mới được phép kinh doanh.

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật đầu tư năm 2020.

Như vậy, để biết được ngành nghề kinh doanh nào thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bạn có thể tra cứu tại Phụ lục 4 Luật đầu tư 2020 và tra cứu nội dung tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: .

Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh trực tuyến


4. Tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế

Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Các bước tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế:

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: .

Bước 2: Nhập mã số thuế vào ô tìm kiếm ở góc trái trên cùng rồi click vào nút tìm kiếm.

Bước 3: Sau khi ấn vào nút tìm kiếm, kết quả sẽ hiện ra chính xác doanh nghiệp cần tìm. Bạn click vào doanh nghiệp cần tìm để xem thông tin chi tiết.

Kết quả nhận được sẽ bao gồm các thông tin sau đây:

  • Tên doanh nghiệp; Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài; Tên doanh nghiệp viết tắt;
  • Tình trạng hoạt động;
  • Mã số doanh nghiệp;
  • Loại hình pháp lý;
  • Ngày bắt đầu thành lập;
  • Tên người đại diện theo pháp luật;
  • Địa chỉ trụ sở chính;
  • Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Kết quả

Như vậy, với việc truy cập và thực hiện các bước như hướng dẫn ở trên, bạn sẽ nắm được các thông tin cơ bản của doanh nghiệp, trong đó có ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.


5. Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Luật Đầu tư năm 2020.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh trực tuyến.

Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top