Mẫu hợp đồng vay tài sản

Mẫu hợp đồng vay tài sản
Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.

Hiện nay với chế độ xã hội chủ nghĩa, quan hệ vay tài sản lại là một phương tiện pháp lý để thực hiện quan hệ hợp tác giữa các cá nhân với nhau; giữa Nhà nước với cá nhân và pháp nhân, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giúp lưu thông hàng hóa, điều hòa nền kinh tế thị trường.

Điều này đặt ra một vấn đề khi quan hệ vay tài sản xảy ra có cần xác lập hợp đồng vay tài sản hay không?

Quy định về hợp đồng vay tài sản như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ thông tin đến bạn về vấn đề này.


1. Hợp đồng vay tài sản là gì?

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay, trong đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay và thống nhất khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng như đã thỏa thuận.

Như vậy, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản một cách tạm thời:

Bên vay chỉ có quyền định đoạt như một chủ sở hữu của tài sản trong thời hạn nhất định mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng.

Kết thúc thời hạn này, bên vay phải trả lại tài sản cho bên cho vay.


2. Mẫu hợp đồng vay tài sản

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng vay tài sản. Trên thực tế, các bên trong quan hệ vay tài sản có thể thỏa thuận về các điều khoản cụ thể phù hợp với loại tài sản được vay. Các bạn tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây:

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN


3. Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng vay tài sản

Khi soạn thảo hợp đồng vay tài sản, các bên cần lưu ý các nội dung sau đây:

  • Thông tin các bên: Ghi đầy đủ, chính xác những thông tin của các bên chủ thể để ràng buộc quyền và nghĩa vụ, làm căn cứ để thực hiện hợp đồng;
  • Đối tượng của hợp đồng: Cần ghi rõ loại tài sản vay, số lượng, chất lượng của tài sản đó.
  • Lãi suất và thời hạn vay: Thời điểm và mức lãi suất vay tài sản do bên A và bên B thỏa thuận và ghi cụ thể vào hợp đồng. Lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
  • Về thời gian và phương thức giao nhận tài sản vay: Ghi rõ theo sự thỏa thuận của các bên để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng.
  • Sự thỏa thuận giữa các bên cần được thể hiện trong quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để cân bằng quyền lợi các bên khi thực hiện hợp đồng. Đây là căn cứ để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, tránh xảy ra tranh chấp, và là cơ sở để giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh sau này.

4. Cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

4.1 Đối với hợp đồng vay không có lãi

Khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì theo yêu cầu của bên cho vay, Tòa án xác định bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (tức 10%/năm) trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = Nợ gốc quá hạn chưa trả x Lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ x Thời gian chậm trả nợ gốc

4.2 Hợp đồng vay có lãi

Khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định như sau:

Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (20%/năm) tương ứng với thời hạn vay chưa trả lãi trên nợ gốc tại thời điểm xác lập hợp đồng.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (10%/năm) tại thời điểm trả nợ.

Tiền lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả = Nợ gốc chưa trả x Lãi suất theo thỏa thuận hoặc 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ x Thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc

Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả = Nợ lãi chưa trả x Lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ x Thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc

Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% mức lãi suất vay do các bên thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Mức lãi suất trên nợ gốc quá hạn do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = Nợ gốc quá hạn chưa trả x Lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận x Thời gian chậm trả nợ gốc).

5. Quy định về hợp đồng vay tài sản

5.1 Đối tượng của hợp đồng

Thông thường, đối tượng của hợp đồng vay tài sản là 1 khoản tiền.

Tuy nhiên trong thực tế đối tượng còn có thể là vàng, kim khí, đá quý hoặc 1 số lượng tài sản khác.

Đối tượng của hợp đồng vay tài sản được chuyển từ bên cho vay sang bên vay làm sở hữu.

Bên vay có quyền định đoạt tài sản vay. Khi hết hạn hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia một tài sản khác cùng loại với tài sản vay hoặc số tiền đã vay.

5.2 Nội dung của hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là căn cứ chuyển quyền sở hữu tài sản.

Thông qua nội dung hợp đồng vay tài sản, thấy rõ được các quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng vay tài sản đó.

Nội dung của hợp đồng vay tài sản bao gồm tất cả các điều khoản về:

  • Đối tượng của hợp đồng,
  • Số lượng, chất lượng,
  • Giá và phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Nội dung thỏa thuận trong hợp đồng cần đảm bảo không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

5.3 Hình thức của hợp đồng vay tài sản

Hình thức của hợp đồng vay tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.

Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen.

Trường hợp cho vay bằng miệng nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chứng minh được là mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định.

Trong thực tế, nếu hình thức của hợp đồng bằng miệng mà có tranh chấp thì rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.

Để làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay, các bên cần phải kí kết hợp đồng bằng văn bản.

Các bên có thể tự lập văn bản hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận văn bản đó.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Mẫu hợp đồng vay tài sản.

Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng ./.

5/5 - (1 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top