Khi nào hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên?

Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
Nhằm giải đáp thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ hôn nhân và quan hệ trong gia đình như tảo hôn, quyền và nghĩa vụ các bên, Luật Quang Huy bổ sung đường dây nóng tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan đến luật hôn nhân và gia đình hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Pháp luật đã quy định, cha mẹ là người đại diện hợp pháp của con, là người chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, quản lý tài sản của con chưa thành niên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên nhằm đảm bảo cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của con. Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy xin tư vấn về vấn đề hạn chế quyền của cha mẹ đối với con như sau:


Căn cứ pháp lý

  •  Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

      Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định các trường hợp hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên như sau:

 1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Các trương hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

 

      Như vậy, một bên cha, mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      Thứ nhất, cha mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý. Đó là việc cha mẹ cố ý hành động hoặc không hành động xâm phạm tới các quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, làm tổn hại về danh dự và nhân phẩm của con chưa thành niên. Khi cha mẹ xâm phạm vào các quyền trên của con thì ngoài việc cha mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như: Tội cố ý gây thương tích cho người khác (tại các Điều 104, Điều 105 và Điều 106), tội hành hạ người khác (Điều 110), tội làm nhục người khác (Điều 121) và tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151) thì cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

      Thứ hai, cha mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, gây ảnh hưởng về mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức của con chưa thành niên. Chẳng hạn như cha mẹ ngược đãi con cái, có hành vi bạo lực gia đình, gây áp lực học tập,…

      Thứ ba, cha mẹ có hành vi phá tán tài sản của con. Chẳng hạn là việc cha, mẹ sử dụng tài sản của con để thực hiện những hành vi những hành vi không vì lợi ích của con, nhu cầu chung của gia đình mà vì những mục đích không chính đáng như lô đề, cờ bạc,…

      Thứ tư, cha, mẹ có lối sống đồi trụy là việc cha, mẹ có lối sống lệch lạc, không chuẩn mực, vi phạm đạo đức và pháp luật làm ảnh hưởng tới các nhận thức, suy nghĩ của con, khiến con chưa thành niên có các nhận thức lệch lạc, trái đạo đức và pháp luật.

      Thứ năm, cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội là việc cha, mẹ có các hành vi như xúi giục, ép buộc, có những lời lẽ kích động con làm những hành vi trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con chưa thành niên.


Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

      Quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con khi con chưa thành niên bao gồm các chủ thể sau:

      Thứ nhất, cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Xét về mặt quan hệ pháp luật phát sinh giữa các thành viên trong gia đình thì đây là những người gần gũi nhất đối với con chưa thành niên nên có khả năng nhận biết nhanh nhất những hành vi vi phạm ở trên đối với con và cũng là những người có quyền và nghĩa vụ lớn nhất trong việc yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha hoặc mẹ có những hành vi gây ảnh hưởng đến con chưa thành niên.

      Thứ hai, người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời. Đây là những người gần gũi và có trách nhiệm lớn ngay sau cha, mẹ và người giám hộ của con chưa thành niên. Vì vậy, họ được pháp luật trao quyền và nghĩa vụ được yêu cầu hạn chế quyền đối với người có hành vi vi phạm với người con chưa thành niên trong gia đình của mình.

      Thứ ba, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con như Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ. Đây là những cơ quan có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ chưa thành niên vì vậy họ đáp ứng đầy điều kiện để thực hiện quyền yêu cầu hạn chế quyền cha mẹ đối với con cái chưa thành niên.

      Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ để cơ quan đó yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con cái chưa thành niên.


Phạm vi hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

      Khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

      Theo đó, tùy vào từng hành vi, mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp, Tòa án có thể tự mình yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định về việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con như không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con.

      Thời gian bị hạn chế quyền đó có thể kéo dài từ 01 năm đến 05 năm. Tùy vào từng trường hợp thì Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.


Hậu quả pháp lý của việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con

      Điều 87 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên như sau:

1. Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

      Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên hoặc con bị mất năng lực hành vi dân sự. Vì vậy khi một trong hai người, cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia sẽ đương nhiên thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. Như vậy, người bị hạn chế quyền đối với con không còn điều kiện chăm sóc con, không còn hiện tượng cha mẹ ngược đãi con cái, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến con chưa thành niên.

      Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Đây là nghĩa vụ bắt buộc của cha, mẹ đối với con cái khi không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.


      Trên đây là toàn bộ lời tư vấn của chúng tôi về quy định của pháp luật về hạn chế quyền của cha mẹ đối với con. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc mong muốn được Luật sư trợ giúp về các vấn đề liên quan, bạn vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

      Trân trọng./.


 

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top