Mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo tuân theo những quy định tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,... Để giải đáp được cho bạn đọc về tất cả các vấn đề liên quan đến các vấn đề này, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua hotline 09.678910.86 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp!

Giấy chứng nhận cổ phần giúp xác nhận số cổ phần mà bạn sở hữu trong công ty cổ phần.

Vậy mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần phải có những nội dung gì?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần theo quy định của pháp luật.


1. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần là gì?

Luật Doanh nghiệp năm 2014 hay Luật Doanh nghiệp năm 2020 không có quy định cụ thể về khái niệm giấy chứng nhận sở hữu cổ phần.

Có thể hiểu, giấy chứng nhận sở hữu cổ phần là văn bản chứng nhận tổng giá trị cổ phần của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty cổ phần.

Đây là loại chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

Mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần
Mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

2. Mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Bạn có thể tham khảo mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần so chúng tôi soạn thảo ở dưới đây:

[su_button url=”https://drive.google.com/uc?id=1ERsvMj5F2hOtadqE2nmRmkrs0vAyAJaX&export=download” target=”blank” style=”3d” background=”#9A1C24″ color=”#F2AF1B” size=”7″ radius=”10″]TẢI MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN SỞ HỮU CỔ PHẦN[/su_button]


3. Hướng dẫn điền thông tin mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Cách viết giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng trình bày theo mẫu chuẩn và trang trọng, bao gồm các thành phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày,…

Bạn nên đọc kỹ nội dung và cách ghi giấy chứng nhận sở hữu cổ phần một cách chính xác và đầy đủ.

Để tránh việc bạn viết không đúng quy định hoặc viết một số thông tin không rõ ràng, thực hiện sai các thao tác khi viết mẫu. Sau đây là một số lưu ý hướng dẫn giúp bạn điền thông tin trong giấy chứng nhận sở hữu cổ phần trên.

Thứ nhất là điền thông tin trong văn bản liên quan tới thông tin công ty cổ phần mà bạn sở hữu cổ phần như: tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, giấy chứng nhận kinh doanh, nơi cấp giấy đăng ký kinh doanh,… một cách chính xác nhất theo giấy tờ liên quan của công ty.

Thứ hai là thông tin liên quan tới số lượng cổ phần, mệnh giá cổ phần, tổng giá trị theo mệnh giá, loại cổ phần mà bạn sở hữu. Ở phần này bạn cần lưu ý khi điền thông tin liên quan tới mệnh giá cổ phần và loại cổ phần sao cho hợp lý.

  • Mệnh giá cổ phần: Là giá trị danh nghĩa của một cổ phần được in trên mặt cổ phiếu, trái phiếu hoặc công cụ tài chính khác, vốn điều lệ của công ty cổ phần chính là tổng giá trị mệnh giá của cổ phần đã bán các loại. công ty cổ phần thường sẽ để mệnh giá cổ phần là 10.000 VNĐ/ cổ phần, đây cũng là mệnh giá tối thiểu để công ty cổ phần chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Từ mệnh giá cổ phần nhân với số lượng cổ phần mà bạn muốn mua sẽ ra tổng giá trị theo mệnh giá cổ phần.
  • Loại cổ phần: Công ty cổ phần thường chia cổ phần thành cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Tùy thuộc vào lựa chọn loại cổ phần mà quyền và nghĩa vụ pháp lý của người sở hữu cổ phần cũng khác nhau. Bạn nên cân nhắc lựa chọn giữa 2 loại cổ phần này.

Thứ ba trong trường hợp nếu bạn có cổ phần được chuyển nhượng thì cần ghi chi tiết và cụ thể về số lượng cổ phần tự do chuyển nhượng và số lượng cổ phần hạn chế chuyển nhượng, đồng thời ghi rõ thời gian hạn chế chuyển nhượng trong bao lâu.

Cuối cùng là họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.


4. Quy định về giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

4.1 Nội dung giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần hay cổ phiếu gồm các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  •  Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
  • Số lượng cổ phần, mệnh giá cổ phần, tổng giá trị theo mệnh giá và loại cổ phần;
  • Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;
  • Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;

4.2 Hình thức giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần được ghi nhận dưới hình thức là dạng văn bản hoặc tệp dữ liệu điện tử.

4.3 Ý nghĩa của giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần có giá trị lưu giữ.

Đây là văn bản giấy hoặc tệp dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông trong công ty để công ty có thể theo dõi được số lượng, thông tin của cổ đông.

Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ “Sổ đăng ký cổ đông” từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận này để ghi nhận tổng giá trị đóng góp của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty.

Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần mang giá trị pháp lý cao.

Cổ đông sở hữu cổ phần có trách nhiệm giữ gìn Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cẩn thận, không làm rách, hư hỏng, nhòe, mờ. Giấy chứng nhận này có thể bị coi là vô hiệu do bất kỳ hư hỏng nào.

Bạn phải báo ngay cho Công ty bằng văn bản trong thời gian sớm nhất trong trường hợp Giấy chứng nhận này bị mất hoặc hư hỏng.


5. Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật Chứng khoán năm 2019.

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề giấy chứng nhận sở hữu cổ phần do chúng tôi soạn thảo.

Trong quá trình tìm hiểu quy định về vấn đề này, nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (3 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top