Đất nông nghiệp là gì? Phân loại và ký hiệu của đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp
Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!

Đất nông nghiệp được hiểu đơn giản là đất để sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp.

Vậy theo quy định của pháp luật thì đất nông nghiệp là gì? Được phân loại, ký hiệu như thế nào?

Và các quy định của pháp luật xoay quanh loại đất này…

Sau đây bài viết sẽ giải quyết một số vấn đề để có thể hiểu rõ hơn về đất NN.


Căn cứ theo quy định của pháp luật, Luật Quang Huy chúng tôi xin tư vấn Đất nông nghiệp là gì? Phân loại và ký hiệu đất nông nghiệp theo quy định mới nhất như sau:


1. Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất được xác định là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt chăn nuôi, nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ.


2. Phân loại đất nông nghiệp

Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam khá lớn và được phân loại sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Quy định về phân loại đất tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 xác định các loại đất nông nghiệp gồm các nhóm cơ bản sau:

  • Đất sản xuất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một (01) năm, kể cả đất trồng cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch không quá năm (05) năm, đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ.

Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. (Theo hướng dẫn xác định loại cây của Bộ Tài nguyên và môi trường tại Thông tư 02/2015/TT-BTNMT)

Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm gồm cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, vườn tạp trồng xen lẫn trồng nhiều loại cây trong đó có cây lâu năm, các loại cây lâu năm khác lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan trong các đô thị, khu dân cư nông thôn.

  • Đất lâm nghiệp:

Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng).

Theo loại rừng lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

  • Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.
  • Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
  • Đất nông nghiệp khác gồm có :
  • Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
  • Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
  • Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
  • Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Việc phân các loại đất nông nghiệp dựa trên mục đích sản xuất, vai trò của đất giúp dễ quản lý, phân bổ hạn mức sử dụng, thời gian sử dụng đất và quy chế về thuế, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của của cơ quan chức năng.

Người sử dụng đất hợp pháp là người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc được thuê và trên giấy tờ chứng nhận này sẽ có phân rõ loại đất nông nghiệp, có ký hiệu theo từng loại riêng.

Qua đó, người quản lý thuộc cơ quan nhà nước dễ dàng áp dụng các chính sách và người sử dụng đất tìm hiểu dễ dàng hơn về chính sách đất nông nghiệp đó gồm những gì nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi của mình.


3. Ký hiệu đất nông nghiệp

Có rất nhiều các loại đất nông nghiệp khác nhau như được nêu ở trên và thường bản đồ được thu nhỏ nên khi thể hiện trên bản đồ loại đất sẽ được thể hiện dưới dạng ký hiệu.

Ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính được quy định tại Phụ lục số 1 Phần III mục 13 kèm theo Thông tư 25/2015/TT-BTNMT như sau:

Ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính

STT

Loại đất

I

NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIÊP

1

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

2

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

3

Đất lúa nương

LUN

4

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

BHK

5

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

NHK

6

Đất trồng cây lâu năm

CLN

7

Đất rừng sản xuất

RSX

8

Đất rừng phòng hộ

RPH

9

Đất rừng đặc dụng

RDD

10

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

11

Đất làm muối

LMU

12

Đất nông nghiệp khác

NKH

Theo bảng ký hiệu ở trên thì khi xem bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính ta có thể biết được đất thuộc loại đất nào theo quy định của pháp luật.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Thông tư 25/2015/TT-BTNMT quy định về Bản đồ địa chính
  • Thông tư 02/2015/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP của Chính Phủ

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề Đất nông nghiệp mới nhất mà bạn quan tâm.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật đất đai qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!
5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Tạ Hồng Chúc
Luật sư Tạ Hồng Chúc
Trưởng Văn phòng Luật sư Phú Thọ, Đoàn Luật sư Tỉnh Phú Thọ
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top