Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ xin tất cả các loại giấy phép con, giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mà bạn cần. Vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.

Sức khỏe luôn là vấn đề mà mọi người quan tâm, vì vậy bất cứ thực phẩm gì khi đưa vào cơ thể người tiêu dùng luôn quan tâm về chất lượng, nguồn gốc. Bởi lẽ đó, đối với một số thực phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ cần thiết phải có Giấy công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Vậy câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh là làm sao để lấy được giấy công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm một cách nhanh chóng và hợp pháp? Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.


1. Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là gì?

Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư số 19/2012/TT-BYT). Đây là một thủ tục bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông sản phẩm ra thị trường.


2. Danh mục cơ sở phải công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, danh mục các sản phẩm phải công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm như sau:

  • Sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  • Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu.

Thêm vào đó thực phẩm chức năng cũng được đưa vào trong danh mục bắt buộc phải công bố hợp quy, được quy định tại Điều 3 Thông tư số 43/2014/TT-BYT như sau:

1. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

2. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy công bố hợp quy thực phẩm

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy công bố hợp quy thực phẩm là những cơ quan sau đây:

Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký; cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy (sau đây gọi tắt là giấy tiếp nhận), giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là giấy xác nhận) đối với: thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; xác nhận bằng văn bản đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng) chỉ nhằm phục vụ sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, kinh doanh trong siêu thị, khách sạn bốn sao trở lên.

Sở Y tế giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cấp giấy tiếp nhận, giấy xác nhận đối với: sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn.

Sản phẩm sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.

Sản phẩm có cùng chất lượng của cùng một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm nhưng được sản xuất tại 02 (hai) tỉnh, thành phố trở lên được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm hoặc tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn.


4. Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm bao gồm các thành phần như sau:

Hồ sơ pháp lý chung bao gồm:

  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
  • Đối với đơn vị công bố sản phẩm không trực tiếp sản xuất thông qua đơn vị gia công: cung cấp hợp đồng gia công đối với doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất và hồ sơ pháp lý của của công ty gia công sản phẩm bao gồm:
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Kết quả xét nghiệm sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh về tiêu chuẩn vi sinh vật (Theo quyết định số 46/2007/QĐ-BYT).

Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm

  • Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
  • Quy trình sản xuất và thuyết minh quy trình sản xuất ;
  • Mẫu nhãn sản phẩm. Lưu ý, nhằm tránh xảy ra các tranh chấp về nhãn hiệu (thương hiệu) trong quá trình lưu hành sản phẩm trên thị trường, Quý khách hàng nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, tránh sử dụng nhãn hiệu vi phạm thương hiệu của chủ thể khác, cũng như tránh chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu của mình do không đăng ký theo quy định của pháp luật;
  • Kế hoạch giám sát định kỳ ;
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ


5. Thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Trình tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 05 Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành như sau:

Bước 1: Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm và theo nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.

Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố được quy định tại Khoản 2 Điều này đến cơ quan tiếp nhận đăng ký quy định tại Điều 7 của Thông tư này.


6. Giấy công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm có giá trị gì?

Không phải nghiễm nhiên mà pháp luật quy định các thực phẩm cần có giấy công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước khi lưu hành ra thị trường, bởi đây là một chứng từ pháp lý có giá trị rất quan trọng.

6.2. Giá trị đối với người tiêu dùng

Khi cấp giấy xác nhận công bố thực phẩm cho các sản phẩm của doanh nghiệp, các cơ quan chức năng đã thẩm định kỹ càng các thông tin liên quan đến sản phẩm, kiểm định về an toàn thực phẩm của mẫu sản phẩm. Vậy nên đối với sản phẩm đã có giấy xác nhận công bố thực phẩm người tiêu dùng sẽ không phải đau đầu trong việc phân biệt các thực phẩm đạt chất lượng. Chỉ cần chọn những sản phẩm đã được cơ quan nhà nước công bố chất lượng là có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng, không còn lo ngại về ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân.

6.3. Với tổ chức, cá nhân được cấp giấy xác nhận an toàn thực phẩm

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, thì các sản phẩm thực phẩm cần được công bố hoặc tự công bố trước khi đưa ra thị trường lưu thông để đảm bảo an toàn cho người dùng.

Thế nhưng khi thực hiện quy định này, không chỉ có lợi cho người tiêu dùng mà ngay cả các tổ chức, cá nhân có sản phẩm được cấp giấy xác nhận trong hoạt động kinh doanh cũng nhận được rất nhiều lợi ích to lớn. Nắm giữ giấy chứng nhận công bố an toàn thực phẩm cho các sản phẩm cũng chính là việc bạn đang nắm giữ trong tay con át chủ bài trong cuộc chiến cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại khác.

Bởi đương nhiên các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ là tiêu chí lựa chọn đầu tiên của khách hàng. Có thể thấy rõ ràng rằng các thực phẩm trong các siêu thị có tem nhãn mác, chứng nhận phù hợp an toàn thực phẩm luôn có giá thành cao hơn ngoài chợ hay những thực phẩm không có tem nhãn mác.

Và dĩ nhiên, khi nắm được lợi thế cao trong cạnh tranh thì việc mọi người biết đến, sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn là điều đương nhiên, từ đó việc chiếm lĩnh thị phần cũng trở nên dễ dàng. Đồng thời doanh nghiệp cũng khẳng định được độ uy tín với khách hàng, nhanh chóng có được vị thế vững chắc trên thị trường.


7. Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm;
  • Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Nếu như quý khách hàng có nhu cầu cấp giấy công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc có thắc mắc gì về quy trình, thủ tục hay những quy định pháp lý liên quan, xin vui lòng liên hệ tới Luật Quang Huy.

Luật Quang Huy là không chỉ là địa chỉ uy tín trong việc tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà còn có bề dày kinh nghiệm trong việc xin các giấy phép con cho doanh nghiệp.

Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top