Hướng dẫn chốt sổ bảo hiểm xã hội khi công ty phá sản

chốt số bảo hiểm xã hội khi công ty phá sản
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật hiểm xã hội 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến.

Tôi đang làm ở công ty nhưng công ty tôi vừa vỡ nợ đã phá sản. Sau đó tôi đang muốn chuyển sang công ty khác làm. Nhưng sổ bảo hiểm của tôi chưa được chốt và trả những tờ rời khi làm ở công ty này. Vậy hiện nay tôi phải làm như thế nào để chốt được sổ bảo hiểm? Công ty nợ bảo hiểm thì tôi có được chốt cả thời gian nợ đó không?


Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Quang Huy. Căn cứ theo quy định của pháp luật, chúng tôi xin tư vấn về chốt sổ bảo hiểm xã hội khi công ty phá sản như sau:


1. Phá sản là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 có quy định về khái niệm của phá sản như sau:

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Như vậy, phá sản là tình trạng của một doanh nghiệp, hợp tác xã do có sự khó khăn về tài chính, dẫn đến mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định doanh nghiệp, hợp tác xã đó bị phá sản.


2. Chốt sổ bảo hiểm xã hội khi công ty phá sản như thế nào?

Đối với trường hợp chấm dứt hợp lao động bình thường, chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thanh toán thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trong đó có việc chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả sổ bảo hiểm xã hội.

chốt số bảo hiểm xã hội khi công ty phá sản
chốt số bảo hiểm xã hội khi công ty phá sản

Riêng với trường hợp công ty phá sản, người lao động có thể tự đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đó đóng bảo hiểm xã hội để đề nghị chốt sổ bảo hiểm xã hội làm việc tại đây.

Tuy nhiên công ty bạn hiện nay lại đang nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội thì tại điểm 3.2 Khoản 2 Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH có quy định như sau:

3.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu công ty đang nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội nhưng đã bị phá sản rồi cho nên họ không thể thực hiện đóng số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cùng với tiền lãi chậm.

Phương thức giải quyết duy nhất khi người lao động yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội là cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xác nhận chốt sổ bảo hiểm xã hội đến thời điểm đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đối với trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì sẽ xác nhận bổ sung cho người lao động sau.


3. Về hồ sơ, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội khi công ty phá sản

Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017i ồ sơ BHXH tại Điều 23 hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội khi công ty phá sản bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, nghề nghiệp (Mẫu D02-TS).
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Bạn chỉ cần mang những giấy tờ trên đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty bạn đăng ký đóng để thực hiện yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Sau khi đã hoàn thành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc cũ, công ty mới có trách nhiệm đăng ký tiếp nhận sổ và đóng tiếp bảo hiểm xã hội cho người lao động.


Như vậy, chắc chắn rằng kể cả khi công ty bạn đã phá sản và đang nợ tiền bảo hiểm bạn vẫn sẽ được chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên đối với trường hợp này bạn phải tự lên cơ quan bảo hiểm xã hội chốt sổ bảo hiểm và chỉ được chốt đến thời điểm công ty đã đóng bảo hiểm xã hội.

Nếu trong trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xác nhận bổ sung cho bạn sau.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật Phá sản năm 2014;
  • Quyết định số 595/QH-BHXH Ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc cho bạn đọc của chúng tôi về vấn đề chốt sổ bảo hiểm xã hội khi công ty phá sản.

Trong quá trình giải đáp nếu còn vấn đề thắc mắc gì bạn có thể liên hệ trực tiếp với Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (3 bình chọn)
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top