Giải quyết vấn đề ly hôn khi con còn nhỏ

Giải quyết vấn đề ly hôn khi con còn nhỏ
Bạn muốn ly hôn nhanh chóng và đơn giản?

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 9.999.999đ. Liên hệ ngay hotline 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

Những cãi vã, mâu thuẫn, áp lực cho cả người vợ và người chồng trong hôn nhân là điều không thể tránh khỏi.

Khi quá mệt mỏi, vợ chồng bạn có thể nghĩ đến việc ly hôn để giải thoát cho cả hai.

Tuy nhiên, điều khiến bạn băn khoăn đó là về con cái: có nên ly hôn khi con còn nhỏ không và thủ tục ly hôn khi con còn nhỏ ra sao?

Luật Quang Huy sẽ tư vấn đến bạn các thông tin này trong bài viết dưới đây.


1. Có nên ly hôn khi con còn nhỏ?

Có nên ly hôn khi con còn nhỏ?
Có nên ly hôn khi con còn nhỏ?

Sống trong môi trường không hạnh phúc, thiếu thốn tình cảm có thể gây ra chấn động tâm lý cho trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến tính cách sau này.

Tuy nhiên, nếu mối quan hệ vợ chồng đã quá bế tắc, có sự xuất hiện của người thứ ba hoặc bạo lực gia đình,… thì nên ly hôn để trẻ có được sự quan tâm, chăm sóc tốt hơn.

Khi thực hiện thủ tục ly hôn, cha mẹ cũng cần khéo léo xử lý để trẻ tiếp nhận, đặc biệt bù đắp sự quan tâm cho trẻ cả sau khi cha mẹ đã ly hôn.

Như vậy nếu việc ly hôn vẫn đảm bảo được quyền lợi của con thì hoàn toàn vợ chồng có thể thực hiện thủ tục.


2. Thủ tục giải quyết ly hôn khi con còn nhỏ

Thủ tục giải quyết ly hôn khi con còn nhỏ
Thủ tục giải quyết ly hôn khi con còn nhỏ

2.1 Ly hôn thuận tình

Hiện nay, ly hôn thuận tình được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình như sau thì Tòa án sẽ xem xét cho thuận tình ly hôn nếu có đủ cả 3 yếu tố sau:

  • Vợ chồng tự nguyện và cùng ký vào đơn ly hôn.
  • Đã thỏa thuận được người nuôi con và mức cấp dưỡng cho con, sự thỏa thuận này phải đảm bảo được quyền lợi cho các bên và cho con.
  • Đã thỏa thuận được vấn đề phân chia tài sản tài sản, hoặc chưa thỏa thuận được nhưng không yêu cầu tòa án giải quyết tài sản. Trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận được vấn đề tài sản và có mong muốn Tòa án công nhận thì có thể viết vào đơn để đề nghị Tòa án công nhận sự thỏa thuận này.

Trình tự giải quyết ly hôn thuận tình khi con còn nhỏ như sau:

2.1.1 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giải quyết ly hôn thuận tình

Nếu hai bạn đã thỏa thuận được vấn đề ly hôn thì phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

  • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
  • Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (bản sao có công chứng)
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng)
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao có công chứng)
  • Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (bản sao có công chứng)

Vợ, chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn xin thuận tình ly hôn. Trong trường hợp này vợ, chồng cùng được xác định là người yêu cầu.

2.1.2 Bước 2: Nộp đơn lên Tòa để giải quyết thuận tình ly hôn

Hồ sơ thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chồng hoặc người vợ đang sinh sống hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nếu ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài.

Đó có thể là nơi đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú của vợ hoặc chồng.

2.1.3 Bước 3: Nộp lệ phí ly hôn thuận tình

Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ được Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí tại Cục thi hành án dân sự.

Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH lệ phí thuận tình ly hôn sẽ là 300.000 VNĐ.

2.1.4 Bước 4: Tiến hành giao nộp, tiếp cận chứng cứ

2.1.5 Bước 5: Tiến hành hòa giải và giải quyết ly hôn thuận tình cho các đương sự

Sau khi ly hôn hai vợ chồng bạn vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật.


2.2 Ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương hay ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại điều 56 Luật Hôn nhân gia đình.

Theo đó, các căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương dựa theo điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là như sau:

  • Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình
  • Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng
  • Đời sống chung của vợ, chồng không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được
  • Vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích
  • Vợ hoặc chồng (người đưa ra yêu cầu ly hôn) phải có nghĩa vụ chứng minh đời sống hôn nhân đang rơi vào một trong những tình trạng nêu trên thì khi đó, Tòa án mới có đủ căn cứ để giải quyết ly hôn đơn phương.

Khi đó, thủ tục đơn phương ly hôn khi con nhỏ hay ly hôn theo yêu cầu của một bên được thực hiện như sau:

2.2.1 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đơn phương ly hôn

Nếu bạn có yêu cầu đơn phương ly hôn thì phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin ly hôn
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Sổ hộ khẩu (bản sao);
  • Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao);
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao);
  • Giấy tờ về tài sản chung.

2.2.2 Bước 2: Nộp hồ sơ đơn phương ly hôn

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nếu ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài có thẩm quyền giải quyết.

2.2.3 Bước 3: Nộp tạm ứng án phí

Sau khi hồ sơ hợp lệ, Thẩm phán xem xét ra thông báo nộp tạm ứng án phí ly hôn.

Trong thời gian 07 ngày làm việc, đương sự nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa để tiến hành thụ lý.

2.2.4 Bước 4: Tòa án thụ lý và xử lý vụ án

Sau khi nộp được biên lai, Thẩm phán ra thông báo thụ lý vụ án

2.2.5 Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải, lấy ý kiến của các bên. Giai đoạn này có thể kéo dài khoảng 04 tháng – 06 tháng.

2.2.6 Bước 6: Xét xử tại phiên tòa

Kết thúc phiên Tòa xét xử, Tòa án sẽ ra bản án ly hôn.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, hoặc ngày bản án được gửi đến đương sự vắng mặt, hoặc bản án được niêm yết công khai tại địa phương.

Lưu ý rằng, thủ tục ly hôn đơn phương khi con còn nhỏ sẽ phức tạp hơn thủ tục thuận tình ly hôn, bởi có nhiều vấn đề cần Tòa án xem xét hơn:

  • Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
  • Quyền trực tiếp nuôi con phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, điều kiện tình cảm, khả năng chăm sóc, giáo dục con trên thực tế.
  • Vấn đề cấp dưỡng cho con của người không trực tiếp nuôi con.

3. Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Quang Huy đến bạn về việc giải quyết vấn đề ly hôn khi con còn nhỏ theo thủ tục ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.

Để được tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật ly hôn trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top