Khi nào nên ly hôn là hợp lý?

Khi nào nên ly hôn là hợp lý
Bạn muốn ly hôn nhanh chóng và đơn giản?

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 9.999.999đ. Liên hệ ngay hotline 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

Những năm đầu của một cuộc hôn nhân bao giờ cũng là thời gian mặn nồng, đáng nhớ nhất.

Các cặp vợ chồng luôn tưởng tượng đến một tổ ấm hạnh phúc.

Họ sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau già đi và nhìn con cái trưởng thành.

Tuy nhiên, không phải mọi cuộc hôn nhân đều đẹp như mong ước của các cặp vợ chồng.

Khi gánh nặng cơm áo gạo tiền, rồi những cãi vã, bất đồng làm họ như dần tách xa nhau ra, cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc.

Và ly hôn là lựa chọn của nhiều người.

Vậy khi nào thì nên ly hôn?

Có nên ly hôn khi con còn nhỏ?

Đây chính là câu hỏi mà nhiều người suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân của mình.

Hiểu được vấn đề này, Luật Quang Huy chúng tôi xin gửi tới bạn những chia sẻ về việc khi nào thì nên ly hôn là hợp lý.


1. Ly hôn là gì?

Theo giải thích tại khoản 14 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

 Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Ly hôn là quyết định cuối cùng mà nhiều cặp vợ chồng lựa chọn để giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng trong đời sống hôn nhân.

Ly dị đồng nghĩa với việc quan hệ vợ chồng chấm dứt, giữa hai người không còn các quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Từ đó, mỗi người lại có một lựa chọn riêng, một cuộc sống riêng cho chính mình.


2. Các căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật

Theo luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi nào thì vợ chồng được ly hôn, các căn cứ ly hôn là gì?

Có phải trong mọi trường hợp căn cứ ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương đều giống nhau?

2.1 Căn cứ thuận tình ly hôn

Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về các điều kiện để ly hôn thuận tình cụ thể như sau:

  • Hai vợ chồng thực sự tự nguyện ly hôn.
  • Đã thỏa thuận được về vấn đề con chung và tài sản chung.
  • Việc thỏa thuận này phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

2.2 Căn cứ đơn phương ly hôn

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các căn cứ để một bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương như sau:

  • Vợ/ chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.
  • Làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

3. Khi nào thì nên ly hôn?

Ly hôn luôn là quyết định khó khăn đối với nhiều người.

Vậy khi nào thì nên ly hôn?

Có căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật thì có nên ly hôn ngay không?

Cùng tham khảo một vài biểu hiện sau đây để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

3.1 Khi một bên có hành vi bạo lực gia đình

Cuộc sống hôn nhân mà một bên liên tục cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình thì không nên tiếp tục vì bất kỳ lí do gì.

Đó có thể là việc một bên có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xúc phạm danh dự nhân phẩm, cưỡng ép quan hệ tình dục, các hành vi cố ý hủy hoại, làm hư hỏng tài sản riêng hoặc tài sản chung vợ chồng.

Nhiều người vẫn chấp nhận chịu đựng vì nghĩ rằng việc duy trì một gia đình có cả cha lẫn mẹ sẽ tốt cho con cái.

Thật ra, sẽ chẳng đứa trẻ nào có thể lớn lên hạnh phúc khi cha hoặc mẹ của chúng bất hạnh cả.

Con cái là máu mủ, ruột thịt, là sợi dây liên kết mật thiết nhất với cha mẹ.

Khi bố mẹ đau lòng, con cũng sẽ biết.

Vì vậy, đừng lấy lý do sống vì con mà vùi lấp mình trong bất hạnh.

Do đó, việc chấp nhận hy sinh để đổi lại một người chồng không tôn trọng vợ, đổi lại việc bị tra tấn về thể xác lẫn tinh thần là điều không đáng.

Nếu sức khỏe và sự chịu đựng đã đi quá giới hạn, ly hôn chính là giải pháp tối ưu để loại bỏ đi những mệt mỏi, những gò bó bấy lâu nay.

Hơn nữa, việc tiếp tục sống trong một môi trường bạo lực, một bên không còn tôn trọng đối phương không những ảnh hưởng đến chính bản thân người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến cả sự phát triển của con cái.

3.2 Khi vợ chồng không còn tình cảm, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc cần sự vun vén, yêu thương, sẻ chia từ cả hai vợ chồng.

Khi người vợ hy sinh, tảo tần xây tổ ấm, người chồng không ngại vất vả, gian khổ xây nhà, tình yêu phải song hành cùng tình nghĩa vợ chồng thì mới có thể duy trì được cuộc hôn nhân dài lâu.

Một khi vợ hoặc chồng không còn trách nhiệm với gia đình, không yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, bạn không còn nhận được sự tôn trọng từ đối phương.

Đó là dấu hiệu của cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Cuộc hôn nhân chỉ tồn tại sự cố gắng của một bên thì mãi mãi không thể trọn vẹn.

Hơn nữa, nếu một bên đã ngoại tình, vợ chồng ly thân thì cũng là lúc bạn nên suy nghĩ về cuộc sống vợ chồng của mình.

Ai cũng có lúc mắc sai lầm, cũng muốn sửa sai nhưng đừng phung phí sự bao dung của mình quá nhiều.

Tha thứ cho vợ/ chồng một lần là nên.

Nhưng nếu phải tha thứ quá nhiều lần thì bạn nên xem xét lại.

Khi một bên đã nhận được quá nhiều tha thứ, họ sẽ không còn biết trân trọng.

Đến khi vợ chồng không còn tình cảm, thực sự đã cạn kiệt lòng dạ, hãy buông tay, hãy quyết định ly hôn bởi càng dây dưa về sau chỉ càng làm cho mình tổn thương hơn.

3.3 Khi hôn nhân ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của con cái

Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự hình thành nhân cách và phát triển của con cái.

Trong gia đình, cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp để con cái học tập và noi theo.

Còn mẹ lại chính là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con.

Do đó mà gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.

Bầu không khí tâm lý đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ.

Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái.

Nếu con lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc, có bạo lực gia đình, bố mẹ thường xuyên cãi cọ, mâu thuẫn thì sẽ bị tác động đến tâm lý, tính cách và cả hôn nhân của con sau này.

Thời gian dài, chúng sẽ bị tự tin vì hoàn cảnh gia đình mình, thậm chí sẽ có những hành động, biểu hiện tiêu cực.

Vì vậy, khi có những biểu hiện của sự đổ vỡ, bạn nên tỉnh táo và đưa ra quyết định đúng đắn vì tương lai phát triển tốt nhất cho con.

Rõ ràng ly hôn không phải là một quyết định đơn giản đối với nhiều người.

Tuy nhiên khi nhận thấy cuộc hôn nhân của mình không thể cứu vãn được, việc duy trì tình trạng hôn nhân chỉ làm cho các bên thêm mệt mỏi thì hãy lựa chọn ly hôn để chấm dứt tình trạng hỗn độn ấy.

Hãy cho chính bản thân mình một cơ hội để yêu thương và nhận lại những điều mình xứng đáng được nhận.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Luật Quang Huy cung cấp đến bạn.

Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn ly hôn qua Hotline 19006588 của  Luật Quang Huy để được giải đáp cụ thể hơn.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu ly hôn nhanh, bạn có thể sử dụng dịch vụ ly hôn của chúng tôi tại đây:

Trân trọng ./.

4.2/5 - (5 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top