Kết hôn giả tạo là gì?

Kết hôn giả tạo là gì?
Với mong muốn giải đáp ngay lập tức các vướng mắc về kết hôn cho người Việt Nam và người nước ngoài, Luật Quang Huy đã triển khai đường dây nóng tư vấn luật kết hôn. Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi thông qua Tổng đài 19006588.

Kết hôn là một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, dựa trên sự tự nguyện từ hai phía với mong muốn xây dựng một tổ ấm hạnh phúc và ổn định.

Tuy nhiên, trong xã hội ngày ngay có rất nhiều trường hợp lợi dụng việc kết hôn giả tạo để đạt được những mục đích cá nhân.

Vậy kết hôn giả tạo là gì? Chế tài xử lý như thế nào?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giải đáp những thắc mắc này cho các bạn.


1. Thế nào là kết hôn giả tạo?

Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

 “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.”

Như vậy việc thiết lập mối quan hệ hôn nhân nếu như không vì mục đích xây dựng gia đình mà lợi dụng việc kết hôn giả tạo để đạt được những mục đích cá nhân nêu trên đều được xem là kết hôn giả tạo.

Theo đó, tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng nêu rõ:

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”

Mặc dù trên thực tế việc kết hôn giả tạo vẫn được đảm bảo về các mặt pháp lý như thủ tục và vẫn được cấp giấy chứng nhận kết hôn theo đúng như quy định.

Tuy nhiên, xét về mục đích của việc kết hôn thì lại không được đảm bảo và thực chất chính là nhằm đạt được các mục đích cá nhân theo quy định về việc kết hôn giả tạo tại khoản 11 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

Do vậy, khi phát hiện các trường hợp kết hôn giả tạo thì việc kết hôn này sẽ bị hủy bởi Tòa án khi có yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định.


2. Xử lý kết hôn giả tạo

Nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình thì việc kết hôn giả tạo là một trong các hành vi cấm của pháp luật.

Tại khoản 4 Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự có nêu rõ như sau:

4.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;

b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác”.

Như vậy, người kết hôn giả tạo nhằm đạt được các mục đích như để xuất cảnh, nhập cảnh; nhập nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài… thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người kết hôn giả tạo còn bị thu hồi và bị Tòa án có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã cấp.


3. Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự.

Trên đây là bài viết chi tiết về vấn đề kết hôn giả tạo.

Qua bài viết này chúng tôi mong muốn các bạn có thể hiểu rõ về vấn đề kết hôn giả tạo cũng như chế tài xử lý về vấn đề này.

Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài Tư vấn kết hôn trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Thị Kim Lan
Luật sư Nguyễn Thị Kim Lan
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa kinh tế, phó chánh tòa hình sự tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top