Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có phạt tù?

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có phạt tù?
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
[su_button url="tel:19006784" style="3d" background="#9A1C24" color="#ffffff" size="6" center="yes" radius="10" icon="icon: phone"]GỌI LUẬT SƯ NGAY![/su_button]

Hiện nay, các vụ án liên quan đến tội phạm có chức vụ đang được dư luận ngày càng quan tâm, một trong số đó là tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào?

Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giúp mọi người nắm được quy định của loại tội phạm này.


1. Thế nào là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng?

Có thể hiểu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng.


2. Hình phạt của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

2.1 Hình phạt chính

2.1.1 Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm

Áp dụng với người có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao, không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 179, 308 và 376 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2.1.2 Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

Áp dụng với người có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc trường hợp sau:

  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

2.1.3 Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm

Áp dụng với người có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc trường hợp sau:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài các trường hợp được liệt kê tại các khung hình phạt trên, việc quyết định hình phạt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Điển hình như việc người phạm tội có hay không những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ tội phạm theo quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nhân thân người phạm tội hay hoàn cảnh của họ (phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên,…) cũng sẽ là một trong những yếu tố liên quan đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội.

Do vậy, tuy người phạm tội thuộc trường hợp áp dụng mức khung hình phạt cao vẫn có thể được giảm nhẹ hơn nếu như có những tình tiết giảm nhẹ hoặc có nhân thân tốt hay có hoàn cảnh đặc biệt.

Ngược lại, nếu có những tình tiết tăng nặng theo quy định, trong quá trình xét xử Toà án có thể nhận thấy được, quyết định hình phạt có nâng cao hơn so với khung hình phạt.

Do vậy, để xác định được trường hợp vụ án có thể có mức hình phạt cao hay thấp, bạn nên tìm đến những văn phòng luật sư hay công ty luật uy tín hoặc những Luật sư có kinh nghiệm dày dặn, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại công ty của chúng tôi, các Luật sư đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải quyết các vụ án hình sự.

Thậm chí, có những Luật sư từng có thời gian là Thẩm phán, là người ra quyết định hình phạt cho những vụ án trên thực tế.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có phạt tù?
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có phạt tù?

2.2 Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


3. Cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

3.1 Chủ thể tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” cũng được coi là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

3.2 Khách thể tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; gây thất thoát, lãng phí nghiêm trọng đến tài sản của cơ quan, tổ chức; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức mình bị thoái hoá biến chất.

3.3 Mặt chủ quan tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được thực hiện do vô ý.

Động cơ phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Đây là đặc điểm khác với một số tội phạm khác mà người phạm tội có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Do đó, khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nếu cần xác định động cơ phạm tội cũng chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt chứ không có ý nghĩa định tội.

3.4 Mặt khách quan tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

3.4.1 Hành vi khách quan

Có thể nói người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là thiếu trách nhiệm, bản thân của hành vi này đã phản ánh bản chất của tội phạm. Nhưng biểu hiện của hành vi thiếu trách nhiệm lại không phải giống nhau nó tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra hậu quả.

Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành của người có chức vụ, quyền hạn được biểu hiện như: Vi phạm các nguyên tắc, chính sách, chế độ liên quan đến việc quản lý Nhà nước, quản lý con người, quản lý tài sản.v.v.

Cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

3.4.2 Hậu quả

Hậu quả của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm là một bộ phận hợp thành tội danh, đó là hậu quả nghiêm trọng.

Nếu hậu quả gây ra rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật.

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm gây là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người; những thiệt hại về tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức và những thiệt hại phi vật chất khác.

Hành vi thiếu trách nhiệm gây ra hậu quả nghiêm trọng, được xác định như là một nguyên nhân gián tiếp. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt tội phạm tội này với một số tội phạm khác có hành vi thiếu trách nhiệm là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả như tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.

Khi xem xét để định tội danh, bạn phải xem xét kỹ các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Nếu không có đủ các yếu tố trên sẽ không phải chịu các hình phạt được quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Nếu bạn vẫn chưa nắm được trường hợp của bạn hoặc người thân đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay chưa, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.


4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề xoay quanh tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định hiện hành.

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn nắm được rõ về chủ đề này.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top