Tội không chấp hành án có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Hình phạt áp dụng với tội không chấp hành án
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Trường hợp nào không chấp hành án bị xử phạt hành chính?

Tội không chấp hành án phải chịu hình phạt như thế nào? Cấu thành tội phạm của tội danh này là gì?

Nếu bạn đang quan tâm đến tội không chấp hành án thì hy vọng viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ cung cấp đủ đến bạn thông tin về vấn đề này


1. Trường hợp nào không chấp hành án bị xử phạt hành chính?

Theo khoản 4 Điều 14 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định về xử lý vi phạm các quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Người được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù đi khỏi nơi cư trú mà không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc không có mặt tại nơi chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự nơi cư trú sau khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;
  • Người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại có quyết định thi hành án mà không có mặt tại cơ quan thi hành án theo thời hạn quy định;
  • Người bị phạt tù cho hưởng án treo, người bị án phạt cải tạo không giam giữ mà không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định; không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục mà không có lý do chính đáng hoặc đi khỏi nơi cư trú mà không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Người bị án phạt quản chế không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định; không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế mà không có lý do chính đáng; đi khỏi nơi quản chế mà không được sự đồng ý của người có thẩm quyền hoặc đi khỏi nơi quản chế quá thời hạn cho phép mà không có lý do chính đáng;
  • Người bị án phạt cấm cư trú mà cư trú ở những nơi đã bị cấm cư trú hoặc không có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
  • Người bị án phạt tước một số quyền công dân không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định;
  • Người bị án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định.

2. Hình phạt áp dụng với tội không chấp hành án

2.1 Hình phạt chính

Theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt chính của hành vi không chấp hành án cụ thể như sau:

Hình phạt áp dụng với tội không chấp hành án
Hình phạt áp dụng với tội không chấp hành án

2.1.1 Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Hình phạt này áp dụng đối với người phạm tội có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2.1.2 Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm

Hình phạt này được áp dụng đối với người phạm tội có hành vi không chấp hành án thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Tẩu tán tài sản.

Việc xác định hình phạt cụ thể khi phạm tội đối với người không nắm rõ các quy định của pháp luật, không có kinh nghiệm xét xử sẽ rất khó khăn.

Ngoài các tình tiết định khung hình phạt như trên, Toà án còn dựa vào những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ tội phạm theo quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nhân thân người phạm tội hay hoàn cảnh của họ (phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên,…) cũng sẽ là một trong những yếu tố liên quan đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội.

Do vậy, tuy người phạm tội thuộc trường hợp áp dụng mức khung hình phạt cao vẫn có thể được giảm nhẹ hơn nếu như có những tình tiết giảm nhẹ hoặc có nhân thân tốt hay có hoàn cảnh đặc biệt.

Ngược lại, nếu có những tình tiết tăng nặng theo quy định, trong quá trình xét xử Tòa án có thể nhận thấy được, quyết định hình phạt có nâng cao hơn so với khung hình phạt.

Do vậy, để xác định được trường hợp vụ án có thể có mức hình phạt cao hay thấp, bạn nên tìm đến những văn phòng luật sư hay công ty luật uy tín hoặc những Luật sư có kinh nghiệm dày dặn, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại công ty của chúng tôi, các Luật sư đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải quyết các vụ án hình sự.

Thậm chí, có những Luật sư từng có thời gian là Thẩm phán, là người ra quyết định hình phạt cho những vụ án trên thực tế.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

2.2 Hình phạt bổ sung

Ngoài phải chịu các hình phạt chính nêu trên người phạm tội không chấp hành án còn phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.


3. Cấu thành tội phạm của tội không chấp hành án

3.1 Chủ thể tội không chấp hành án

Chủ thể của tội không chấp hành án là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi theo quy định của pháp luật (đủ 16 tuổi trở lên) và là người có nghĩa vụ phải chấp hành các bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

3.2 Khách thể tội không chấp hành án

Hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành án.

Cấu thành tội phạm của tội không chấp hành án
Cấu thành tội phạm của tội không chấp hành án

3.3 Mặt chủ quan tội không chấp hành án

Người phạm tội thực hiện hành vi không chấp hành án là lỗi cố ý. Người phạm tội biết mình có nghĩa vụ phải chấp hành bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; và cũng biết đã có biện pháp cưỡng chế cần thiết được áp dụng để buộc họ phải chấp hành án hoặc quyết định của Toà án nhưng vẫn không chịu chấp hành bản án hoặc quyết định đó.

Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

3.4 Mặt khách quan tội không chấp hành án

Tội không chấp hành án được thể hiện với dấu hiệu hành vi dưới hình thức “không hành động”, đó là hành vi không chấp hành bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Người không chấp hành bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu việc không thực hiện đó còn xảy ra sau khi đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết. Vì vậy, trường hợp không chấp hành bản án hoặc quyết định của Toà án trước khi bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành chưa bị coi là phạm tội này.

Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của tội danh này.

Khi xem xét để định tội danh, bạn phải xem xét kỹ các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Nếu không có đủ các yếu tố trên sẽ không phải chịu các hình phạt được quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Nếu bạn vẫn chưa nắm được trường hợp của bạn hoặc người thân đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay chưa, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.


4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề xoay quanh mức phạt cho tội không chấp hành án.

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn nắm được rõ về chủ đề này. Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top