Mức xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe

Lỗi không có giấy phép lái xe
Nhằm giải đáp mức xử phạt khi vi phạm quy định giao thông cũng như các vấn đề liên quan đến giấy phép lưu hành giao thông, Luật Quang Huy triển khai đường dây nóng tư vấn luật giao thông. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho Luật sư chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Giấy phép lái xe (hay còn gọi là bằng lái xe) là một chứng chỉ được cấp cho người đã vượt qua kỳ kiểm tra nhằm công nhận rằng người đó đã có đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ. Việc không có bằng lái xe cũng đồng nghĩa với việc chưa đủ điều kiện lái xe và nếu vẫn cố tình lái xe thì sẽ bị các lực lượng chức năng xử phạt vì lỗi không có giấy phép lái xe. Tuy nhiên, vì chưa biết được không có giấy phép lái xe phạt bao nhiêu cho nên nhiều người vẫn chưa ý thức được việc làm của mình vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật như thế nào.

Trong bài viết này, Luật Quang Huy xin cung cấp tới bạn thông tin về mức phạt giao thông của lỗi không có giấy phép lái xe trong hai trường hợp điều khiển xe là ô tô và xe máy theo quy định của pháp luật để bạn nắm rõ hơn về vấn đề này:


1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ năm 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

2. Quy định của pháp luật về giấy phép lái xe khi điều khiển xe

Việc đi xe không giấy phép lái xe là một trong những hành vi mà pháp luật hoàn toàn nghiêm cấm. Theo đó, Khoản 9 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

Đồng thời, người lái xe phải có Giấy phép lái xe thì mới đủ điều kiện tham gia giao thông đường bộ. Đây là quy định tại Khoản 1 Điều 59 bộ luật giao thông mới nhất hiện nay:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

Nói tóm lại, người điều khiển phương tiện muốn tham gia giao thông thì phải có Giấy phép lái xe tương ứng với phương tiện mà mình điều khiển. Nếu không có thì sẽ vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.


3. Lỗi điều khiển ô tô không bằng lái xe phạt bao nhiêu?

Ô tô là một phương tiện cơ giới khó điều khiển và dễ gây ra những tai nạn nghiêm trọng. Việc điều khiển phương tiện này đỏi hỏi phải chú ý cao độ và có những kỹ năng nhất định thông qua đào tạo để được cấp bằng lái xe. Nếu chưa được cấp giấy phép lái xe ô tô mà lại điều khiển ô tô tham gia giao thông thì người điều khiển xe sẽ bị xử phạt với mức xử phạt được quy định tại điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Bên cạnh đó, điểm i Khoản 1 Điều 82 còn quy định thêm về vấn đề này đó là:

Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

Như vậy, nếu thuộc trường hợp điều khiển xe ô tô mà không có bằng lái xe tương ứng thì người điều khiển phương tiện sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt sau đây:

không có giấy phép lái xe phạt bao nhiêu

4. Lỗi không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?

Việc không có giấy phép lái xe nhưng vẫn ngang nhiên đi xe máy đang là một vấn đề bức bối hiện nay. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần biết chạy xe máy là có thể tham gia giao thông, tuy nhiên nếu bị lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện được thì người điều khiển xe sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt được quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 21, điểm b khoản 7 điều 21 và điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Đối với những phương tiện có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên thì mức phạt được quy định tại điểm b khoản 7 điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

Lỗi không có giấy phép lái xe

Như vậy, các hình thức xử phạt đối với lỗi không có giấy phép lái xe máy được áp dụng đối với người điều khiển xe máy đó là:

  • Bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với xe có dung tích xi lanh dưới 175 cm3, 3.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với xe có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên
  • Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề không có giấy phép lái xe phạt bao nhiêu theo quy định của pháp luật hiện hành. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật giao thông qua hotline 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng ./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Ngô Thị Mai
Luật sư Ngô Thị Mai
Trưởng phòng Luật Hôn nhân và gia đình Công ty Luật TNHH Quang Huy và cộng sự – Thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top