Hướng dẫn thủ tục thành lập hợp tác xã

Hướng dẫn thủ tục thành lập hợp tác xã
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói với chi phí hợp lý và thời gian siêu tốc, vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Trân trọng.

Hợp tác xã là loại hình kinh doanh tập thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bạn muốn hợp tác thành lập hợp tác xã nhưng chưa biết thực hiện ra sao cho đúng quy trình pháp luật để vừa đạt được lợi ích kinh tế mà vẫn đảm bảo an toàn pháp lý.

Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn thủ tục thành lập hợp tác xã để bạn có thể tham khảo.


1. Thành lập hợp tác xã có lợi gì?

Một số lợi ích khi thành lập hợp tác xã có thể kể đến như:

  • Thu hút nhiều thành viên cùng tham gia, cải thiện vấn đề việc làm.
  • Tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh riêng lẻ. Từ đó góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
  • Cho dù thành viên góp nhiều vốn hay ít vốn thì đều có quyền hạn và nghĩa vụ như nhau trong các vấn đề của hợp tác xã.
  • Giúp cho các xã viên yên tâm đầu tư, sản xuất, tránh tâm lý lo lắng khi tham gia hợp tác xã.
Hướng dẫn thủ tục thành lập hợp tác xã
Hướng dẫn thủ tục thành lập hợp tác xã

2. Điều kiện thành lập hợp tác xã

Điều kiện đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định tại Điều 24 Luật hợp tác xã. Theo đó, để có thể thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất, kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm (trong trường hợp hợp tác xã kinh doanh ngành nghề yêu cầu phải có điều kiện thì hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật);
  • Hồ sơ thành lập theo đúng quy định của pháp luật;
  • Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định như sau:

Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được viết bằng tiếng Việt hoặc ký tự La – tinh trừ ký tự đặc biệt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và được bắt đầu bằng cụm từ “hợp tác xã” hoặc “liên hiệp hợp tác xã” sau đó là tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh hay ký hiệu phụ trợ khác để cấu thành tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát hành.

Cấm đặt tên trùng, gây nhầm lẫn với tên của hợp tác xã khác đã đăng ký trong nước, đặt tên vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang hay tên khác làm ảnh hưởng thuần phong mỹ tục của dân tộc.

  • Có trụ sở chính: Trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là địa điểm giao dịch của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

3. Hồ sơ thành lập hợp tác xã

Hồ sơ thành lập hợp tác xã bao gồm:

  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người có thẩm quyền đăng ký. Trường hợp được ủy quyền, phải có thêm: (1) bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền; (2) bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã
  • Điều lệ hợp tác xã
  • Phương án sản xuất kinh doanh
  • Danh sách thành viên hợp tác xã
  • Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
  • Nghị quyết Hội nghị thành lập
  • Trường hợp đăng ký hợp tác xã là tổ chức tín dụng kèm theo hồ sơ phải có bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. Thủ tục thành lập hợp tác xã

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ đã nên ở trên tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã khi:

  • Có đủ giấy tờ theo quy định;
  • Thông tin của hợp tác xã đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định;
  • Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã;
  • Đã nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Phòng Tài chính – Kế hoạch ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã đối với mỗi một bộ hồ sơ do hợp tác xã nộp trong 01 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã

Trường hợp hồ sơ đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Ngoài ra hợp tác xã cũng có thể nộp hồ sơ thành cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã thông qua mạng điện tử bằng cách truy cập và làm theo hướng dẫn tại trang web:  https://dangkyhtx.dkkd.gov.vn


5. Chi phí thành lập hợp tác xã

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì lệ phí đăng ký kinh doanh do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Ví dụ thành lập hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo Phụ lục 12 Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã thì phải nộp lệ phí là 100.000 đồng/lần cấp.

Trong khi đó mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã tại Đà Nẵng là 150.000 đồng, liên hiệp hợp tác xã là 200.000 đồng theo Nghị quyết 127/2017/NQ-HĐND.


6. Quy trình thành lập hợp tác xã mất bao lâu?

Sau khi chuẩn bị, hoàn thành hồ sơ nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện, thời gian thành lập hợp tác xã theo quy định tại Nghị định 193/2013/NĐ-CP thông thường từ 3 – 5 kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, hợp tác xã sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Tuy nhiên, trên thực tế, bạn có thể mất 1 – 2 tuần tuỳ thuộc vào việc hồ sơ của bạn có hợp lệ hay không.

Ngoài ra, trên thực tế hợp tác xã cũng cần thêm thời gian để chuẩn bị thông tin hợp tác xã và hoàn tất các thủ tục khác sau khi hợp tác xã đi vào hoạt động như: Làm tài khoản ngân hàng, khắc con dấu, làm mã số thuế.

Để có thể thuận tiện cũng như nhanh chóng trong việc thành lập hợp tác xã, các bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập hợp tác xã tại Luật Quang Huy.


7. Dịch vụ thành lập hợp tác xã – Luật Quang Huy

Về lý thuyết, việc thành lập hợp tác xã là không quá khó.

Tuy nhiên nếu bạn không nắm được các quy định của pháp luật, không nắm được trình tự thủ tục thành lập hợp tác xã và cũng không rõ những công việc bắt buộc phải thực hiện sau khi thành lập hợp tác xã thì sẽ rất dễ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Để tránh được những điều này thì Luật Quang Huy chính là đơn vị có thể giúp bạn thực hiện việc thành lập hợp tác xã một cách dễ dàng.

Ngoài ra, với Luật Quang Huy hỗ trợ khách hàng không chỉ dừng lại ở việc khách hàng cầm trên tay Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã mà còn tư vấn, hỗ trợ cho các hợp tác xã mới thành lập thực hiện những công việc mang tính bắt buộc của pháp luật sau khi thành lập như kê khai thuế, hóa đơn, token (chữ ký số) và các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, người lao động….

Có thể nói, Luật Quang Huy là đơn vị uy tín, hỗ trợ cho các hợp tác xã vượt qua những khó khăn ban đầu để có thời gian tập trung chuyên môn cho hoạt động kinh doanh sản xuất để tạo ra lợi nhuận cho hợp tác xã mình.

Và đây cũng chính là lý do rất nhiều đơn vị hợp tác xã luôn muốn Luật Quang Huy là nơi hậu thuẫn phía sau về các vấn đề pháp lý để họ có thể yên tâm kinh doanh sản xuất mà không gặp phải bất kỳ rủi ro gì về pháp lý.

Khi bạn sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các thủ tục theo yêu cầu, theo ủy quyền của các bạn. Chúng tôi sẽ:

  • Tư vấn sơ bộ về tên hợp tác xã; vốn điều lệ; ngành nghề kinh doanh; địa chỉ trụ sở chính;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập hợp tác xã;
  • Thực hiện thủ tục tại Phòng tài chính – kế hoạch;
  • Khắc dấu, in biển tên hợp tác xã;
  • Mua hóa đơn, chữ ký số;

Bạn sẽ không mất công đi lại nhiều lần. Thời gian thực hiện chỉ từ 03 – 05 ngày làm việc.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ tới Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí!


8. Cơ sở pháp lý

  • Luật hợp tác xã năm 2012
  • Nghị định 193/2013/NĐ-CP
  • Thông tư 85/2019/TT-BTC
  • Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND thành phố Hải Phòng
  • Nghị quyết 127/2017/NQ-HĐND thành phố Đà Nẵng

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề Hướng dẫn thủ tục thành lập hợp tác xã.

Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Xin trân trọng cảm ơn./.

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top