Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo tuân theo những quy định tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,... Để giải đáp được cho bạn đọc về tất cả các vấn đề liên quan đến các vấn đề này, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua hotline 09.678910.86 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp!

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là gì?

DNNN có đặc điểm như thế nào?

Có bao nhiêu loại doanh nghiệp NN?

Việc thành lập doanh nghiệp NN có thể đem lại những ý nghĩa gì cho kinh tế nước nhà hay không?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy chúng tôi sẽ trình bày sơ bộ về Doanh nghiệp nhà nước.


1. Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc phần lớn vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

So với Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước thường được cho là kém hiệu quả và lợi nhuận thấp hơn.

Trong khi các công ty tư nhân chi tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, Doanh nghiệp Nhà nước thường phải chịu trách nhiệm của xã hội, hoạt động vì lợi ích của người dân, được thành lập để đối phó với những thất bại của nền kinh tế.

Điều đó dẫn đến việc các Doanh nghiệp Nhà nước không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các doanh nghiệp tư nhân.

Một số doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu hiện nay là: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam…


2. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước

2.1 Chủ sở hữu

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước có thể thuộc 1 trong 2 trường hợp:

  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

2.2 Lĩnh vực hoạt động

Theo Điều 5 Nghị định 91/2015/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong một số lĩnh vực sau:

  • Doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm:
  • Dịch vụ bưu chính công ích;
  • Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm);
  • Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của Chính phủ;
  • Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
  • Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;
  • Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn;
  • Bảo đảm an toàn hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng).
  • Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
  • Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, bao gồm:
  • Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu; điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội gn với quốc phòng, an ninh;
  • Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
  • In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng;
  • Kinh Doanh xổ số;
  • Doanh nghiệp nhà nước có chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, mua bán và xử lý nợ phục vụ tái cơ cấu và hỗ trợ điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô.
  • Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế”.

Như vậy, những lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hoạt động là những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; góp phần định hướng, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

2.3 Hình thức tồn tại

Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay có những hình thức tồn tại như sau:

  • Công ty cổ phần  do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con hoặc công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
  • Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con hoặc là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  • Công ty TNHH 2 thành viên  do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con hoặc công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

2.4 Tư cách pháp lý

Doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có tài sản độc lập, nhân danh mình tham gia các giao dịch và tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình trong các giao dịch đó.

2.5 Mục tiêu hoạt động

Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước.

Nhà nước quản lý doanh nghiệp nhà nước thông qua cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ.

Doanh nghiệp nhà nước


3. Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp nhà nước

Điều 90 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:

  • Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
  • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

4. Phân loại Doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ vào tính độc lập của doanh nghiệp nhà nước trong sự tồn tại với các đơn vị khác, doanh nghiệp nhà nước gồm:

  • Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Ví dụ: Công ty mẹ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong tổ hợp doanh nghiệp Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam.

  • Công ty độc lập không thuộc cơ cấu công ty mẹ – công ty con;

Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội.

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lí doanh nghiệp, DNNN gồm:

  • DNNN có hội đồng thành viên;
  • DNNN không có hội đồng thành viên..

5. Ưu, nhược điểm của Doanh nghiệp nhà nước

5.1 Ưu điểm

  • Thuận lợi trong việc huy động vốn do được nhà nước đầu tư 100% vốn.
  • Được nhà nước tạo điều kiện chính sách, công nghệ, thuế.
  • Được sự bảo hộ của nhà nước về sản phẩm đầu ra.
  • Có lợi thế uy tín trước đối tác khi thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh.

5.2 Nhược điểm

  • Thủ tục trình lên, báo cáo, phê duyệt với cơ quan có thẩm quyền đôi khi còn phức tạp, rườm rà khiến cho nhiều cơ hội đầu tư, nhiều hoạt động cấp bách bị trôi qua, gián đoạn tiến độ dự án.
  • DNNN nếu kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nặng để lại hậu quả lớn cho nền  kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước.

6. Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh Nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 91/2015/NĐ-CP Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Doanh nghiệp nhà nước.

Hiện nay, Luật Quang Huy là địa chỉ thành lập doanh nghiệp uy tín với đội ngũ tư vấn viên chuyên về lĩnh vực thành lập công ty sẽ làm hài lòng khách hàng.

Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top