Thủ tục làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Hướng dẫn làm lại sổ bảo hiểm xã hội chi tiết
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật hiểm xã hội 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến.

Chào luật sư, tôi tham gia bảo hiểm xã hội được 5 năm, hiện tại tôi đã nghỉ việc và đã chốt sổ. Nhưng tôi đã làm mất sổ bảo hiểm. Giờ phải làm sao? Tôi có thể xin làm lại sổ bảo hiểm xã hội được không? Thủ tục như thế nào?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Quang Huy. Về vấn đề làm lại sổ BHXH, căn cứ vào những quy định của pháp luật chúng tôi xin tư vấn về trường hợp của bạn như sau:


1. Những trường hợp được làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

2. Cấp lại sổ BHXH

2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.

2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.

Theo đó, người lao động được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, thuộc các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

Thứ hai, cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.

Thứ ba, cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.

Trong trường hợp của bạn, bạn bị mất  sổ bảo hiểm xã hội, thuộc các trường hợp được cấp lại nên bạn sẽ được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.


2. Hồ sơ làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Về thành phần hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bao gồm những giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
  • Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
Ngoài ra, căn cứ tại Khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng

1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Như vậy, để được cấp lại sổ bảo hiểm đã bị mất bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động
  • Tờ khai theo mẫu TK1 – TS
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Về tờ khai TK1-TS, bạn có thể tự tải mẫu trên internet để điền sẵn hoặc lên cơ quan bảo hiểm xã hội thì khi bạn có yêu cầu xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thì bộ phận một cử sẽ phát cho bạn mẫu này để điền thông tin, sau đó nộp luôn cho cơ quan bảo hiểm xã hội.


3. Thủ tục làm lại sổ bảo hiểm xã hội

3.1 Nơi nộp hồ sơ làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Theo Khoản 2 Điều 3 Quyết định 595/QĐ – BHXH năm 2017 quy định về phân cấp quản lý:

2. Cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH

2.1. BHXH huyện

a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng Bảo hiểm xã hội, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN”.

Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi cuối cùng bạn tham gia bảo hiểm xã hội sẽ có thẩm quyền cấp lại sổ bảo hiểm bị mất. Bạn cần nộp hồ sơ như đã trình bày ở trên tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện để được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.


Hướng dẫn làm lại sổ bảo hiểm xã hội chi tiết
Hướng dẫn làm lại sổ bảo hiểm xã hội chi tiết

3.2 Thời hạn làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 29 Quyết định số 959/QĐ – BHXH năm 2017 quy định về thời hạn cấp lại sổ bảo hiểm xã hội như sau:

 Cấp lại sổ BHXH…:  không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

Thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật là không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ. Trong trường hợp đặc biệt thủ tục cấp lại sổ bhxh có thể kéo dài tối đa 45 ngày và cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản cho người tham gia biết.


3.3 Chi phí làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Khi tiến thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thì người tham gia BHXH sẽ không phải nộp bất kỳ một khoản chi phí nào đối với thủ tục hành chính này. Các khoản phí này sẽ được trích từ quỹ của bảo hiểm xã hội để bảo đảm thực hiện các trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017

Bài viết trên đã tư vấn và giải đáp đầy đủ những thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề: Hướng dẫn làm lại sổ bảo hiểm xã hội. Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top