Chế độ bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam

Mức đóng BHXH của người nước ngoài
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật hiểm xã hội 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến.

Pháp luật Việt Nam quy định như nào về vấn đề bảo hiểm xã hội người nước ngoài ở Việt Nam?

Trường hợp nào người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội?

Nếu phải đóng, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là bao nhiêu?

Qua bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.


1. Người nước ngoài là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

1.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề;
  • Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định với người sử dụng lao động Việt Nam.

Các đối tượng người nước ngoài sau không thuộc diện người nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo pháp luật Việt Nam:

  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp của một doanh nghiệp nước ngoài có hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Đủ tuổi hưởng lương hưu theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.

1.2 Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Ngoài ra, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 như sau:

Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo HĐLĐ hoặc HĐ làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Tuy nhiên, hiện nay, theo Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng lao động chỉ có thể giao kết theo loại xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

Như vậy, đối tượng người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hai loại hình hợp đồng lao động trên.

1.3 Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Đối với phạm vi áp dụng bảo hiểm y tế, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2014 quy định như sau:

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

2. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2014 cũng quy định về đối tượng tham gia BHYT như sau:

Điều 12: Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

Theo quy định của pháp luật bảo hiểm, người lao động là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định bao gồm các đối tượng là có quốc tịch Việt Nam hoặc có quốc tịch nước ngoài làm việc ở Việt Nam.

Vì vậy, người nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, khi người lao động nước ngoài ký hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam thì họ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm chế độ ốm đau, thai sản và chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm y tế.

Thời điểm tham gia các chế độ bảo hiểm trên của người nước ngoài bắt đầu từ khi ký kết hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam.

Mức đóng BHXH của người nước ngoài
Mức đóng BHXH của người nước ngoài

2. Chế độ bảo hiểm cho người nước ngoài

Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Luật Bảo hiểm y tế năm 2014, các chế độ bảo hiểm người nước ngoài tham gia bao gồm:

  • Chế độ ốm đau;
  • Chế độ thai sản;
  • Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Bảo hiểm y tế.

Cũng theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP này, đến ngày 01/01/2022, người lao động nước ngoài tham gia thêm chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

Cụ thể mức đóng của người lao động nước ngoài được liệt kê dưới bảng sau:

Thời điểm đóng Người sử dụng lao động Người lao động
Quỹ ốm đau, thai sản Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN Quỹ hưu trí, tử tuất Quỹ hưu trí, tử tuất
Từ 01/12/2018 3% 0,5% 0 0
Từ 01/01/2022 3% 0,5% 14% 8%

3. Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài

Theo quy định pháp luật, người lao động nước ngoài hiện nay không phải trích tiền lương của mình để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thay vào đó, người sử dụng lao động sử dụng người nước ngoài sẽ đóng các khoản bảo hiểm xã hội thay cho các đối tượng này.

Bên cạnh đó, bắt đầu từ ngày 01/01/2022, người lao động nước ngoài là đối tượng áp dụng của Nghị định 143/2018/NĐ-CP đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động nước ngoài được căn cứ vào Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH về mức đóng bảo hiểm y tế như sau:

1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.

Theo đó, mức đóng của người lao động nước ngoài khi tham gia bảo hiểm y tế là 4,5% mức tiền lương.

Trong đó,

  • Người lao động đóng 1,5% mức tiền đóng.
  • Đối với 3% còn lại sẽ do người sử dụng lao động nước ngoài đóng.

4. Mức đóng của người sử dụng lao động đối với người nước ngoài

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động đối với người lao động nước ngoài được pháp luật quy định.

Hàng tháng, người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế cho họ dựa trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm như sau:

  • 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
  • 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất từ ngày 01/01/2022;
  • 3% vào bảo hiểm y tế.

Như vậy, hiện nay, người nước ngoài tham gia bảo hiểm khi làm việc theo một hợp đồng lao động.


5. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật lao động năm 2019;
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
  • Luật Bảo hiểm Y tế 2014;
  • Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
  • Luật Việc làm 2013;
  • Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2018 quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH về quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề bảo hiểm xã hội của người nước ngoài làm việc ở Việt Nam.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn Luật bảo hiểm xã hội qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (5 bình chọn)
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

chat-zalo
Scroll to Top